ClockThứ Tư, 02/12/2020 09:28

Vượt khó

TTH - Dịch bệnh COVID-19 và thiên tai nối tiếp khiến cho nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Theo đó, nhiều lao động lao đao vì mất việc làm, giãn việc, giảm thu nhập.

Anh Hà Công Bằng, công nhân Công ty TNHH Vitto Phú Lộc (công ty chuyên sản xuất gạch men) đã mượn vốn để đầu tư nuôi chừng 20 con gà trong mảnh vườn nhỏ tại vườn nhà. Đây là nghề tay trái, nhưng “hái ra tiền" của những công nhân bị giãn việc, giảm thu nhập. Vợ anh là công nhân của một xí nghiệp may tư nhân, ăn lương theo sản phẩm. Đợt dịch kéo dài, hàng không có nên chị cũng chỉ có tiền lương vẻn vẹn 1,5 triệu đồng/tháng. Một mình anh Bằng lo xoay xở kinh tế trong gia đình, nên anh đăng ký làm tăng ca, mỗi tháng tiền lương từ 4 đến 5 triệu đồng để lo cuộc sống của cả gia đình 4 người gồm bố, vợ, con.

Hàng ngày, bán trứng gà, gia đình anh có thêm thu nhập, không đủ đầy như trước nhưng cũng bớt khó khăn. “Các đợt bão lụt vừa qua khiến gà trôi hết, giờ chỉ còn có vài con. Căn nhà cũng tốc mái hơn một nửa. Tôi đành phải tiếp tục vay vốn để sửa chữa lại nhà cửa và mua lại gà giống”- anh Bằng bộc bạch.

Bà Hoàng Thị Như Thanh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Huế cho hay: “Năm nay, đại dịch ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành nghề, nhất là du lịch và xây dựng, nhiều công ty, nghiệp đoàn du lịch đã buộc phải cắt giảm số lượng nhân viên. Điều này làm cho nhiều công nhân rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Điển hình nhất có thể kể đến đoàn viên Nghiệp đoàn Xích lô du lịch. Những năm trước, nghiệp đoàn này hoạt động rất mạnh do Huế là địa điểm du lịch được các du khách rất ưa chuộng, nhưng năm nay, do dịch COVID – 19 nên ngành du lịch lao đao và hiển nhiên, nghiệp đoàn xích lô cũng bị ảnh hưởng nặng. Nhiều công nhân lao động (CNLĐ) thuộc các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, vận tải đã buộc phải nghỉ việc để làm những công việc trái ngành nghề như chăn nuôi, trồng trọt, với mong muốn kiếm thêm thu nhập để chăm lo cho gia đình.

Lo lắng về việc làm, thu nhập và chất lượng cuộc sống là tâm lý chung của CNLĐ trên địa bàn tỉnh thời điểm hiện tại. “Khó khăn chung nên chúng tôi không thể ca thán mãi được, phải chia sẻ cùng doanh nghiệp, chấp nhận giãn việc tại công ty, làm thêm việc nhà như trồng trọt, chăn nuôi để có thêm thu nhập. Bản thân mình phải tự cứu lấy mình. Còn việc làm, được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là tốt rồi”, chị Mỹ Phương, Công ty may Huy Long (huyện Quảng Điền) nói.

Nhiều CNLĐ đã cắt đi những khoản chi tiêu cho đời sống tinh thần, những chi tiêu cá nhân, mua sắm đồ đạc để tiết kiệm ngân sách gia đình. Trên cơ sở lắng nghe tâm tư nguyện vọng của CNLĐ, các cấp công đoàn trong tỉnh đã triển khai chương trình “Trung thu yêu thương”, chương trình “Cùng em đến trường”, qua đó đã sẻ chia hơn 40 ngàn quyển vở, 5 ngàn bộ sách giáo khoa, hàng ngàn bộ áo quần đồng phục, đồ dùng học tập để con CNLĐ bước vào năm học mới, tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn cho các gia đình CNLĐ.

Bên cạnh đó, các cấp công đoàn đã quan tâm chương trình phúc lợi bổ sung cho CNLĐ, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và nguồn kinh phí công đoàn để hỗ trợ, trao tặng hàng chục ngàn suất quà gồm lương thực, nhu yếu phẩm cho CNLĐ bị ảnh hưởng do dịch bệnh và thiên tai, mà điển hình là ATM gạo, gian hàng không đồng tại LĐLĐ TP. Huế, Khu Kinh tế - Công nghiệp tỉnh...

ĐĂNG TRÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Hạnh phúc cho em”

Sáng 16/3, hàng trăm phụ huynh và học sinh đã tham dự những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Hạnh phúc cho em” do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp tổ chức.

“Hạnh phúc cho em”
Chị Viễn vượt khó làm kinh tế giỏi

Phát triển kinh tế từ chăn nuôi và kinh doanh buôn bán, mỗi năm thu nhập trên 250 triệu đồng, chị Trần Thị Viễn, sinh năm 1974 (Thủy Vân, TP. Huế) là tấm gương phụ nữ phát triển kinh tế giỏi ở địa phương.

Chị Viễn vượt khó làm kinh tế giỏi
Vượt khó hoàn thành kế hoạch đề ra

Tuy phải đối mặt với rất nhiều thách thức khi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thị trường xuất khẩu và đơn hàng sụt giảm, một số dự án đầu tư chậm triển khai theo kế hoạch..., thế nhưng, nhờ triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của TX. Hương Thủy đạt được nhiều kết quả tích cực.

Vượt khó hoàn thành kế hoạch đề ra
Cùng vượt nghèo với chị Lan

Tôi ấn tượng khi gặp chị Lê Thị Ngọc Lan, Chủ tịch Hội LHPN phường Phú Hậu (TP. Huế) - người có nhiều kinh nghiệm trong huy động nguồn vốn tại chỗ, giúp hội viên thoát nghèo. Chị Lan cũng là gương mặt điển hình được TW Hội LHPN Việt Nam tặng bằng khen.

Cùng vượt nghèo với chị Lan
Return to top