Giáo dục Góc HS-SV
Vượt lên số phận
TTH - Gặp Lê Thị Thảo Phương (sinh 1996), tôi không thể tưởng tượng được đó là cô tình nguyện viên bị khiếm thính. Xinh đẹp, dịu dàng, em ân cần quan tâm chỉ bài cho từng em học sinh.
Sinh ra trong một gia đình có ba chị em gái, Thảo Phương là đứa trẻ không may mắc chứng bệnh câm điếc bẩm sinh. Lớn lên, Thảo Phương được đưa vào lớp hòa nhập của người khuyết tật ở Trường tiểu học Vĩnh Ninh. Phương học rất tốt và phát triển được nhiều năng khiếu. Học hết lớp 5, em đi may ở Trung tâm Hy Vọng (TP Huế). Hai năm nay, Thảo Phương tìm đến Trường Trẻ em khuyết tật xã Thủy Biều và được nhận vào làm phụ giúp các cô dạy ngôn ngữ ký hiệu, dạy vẽ, múa hát,…và chăm sóc các em với mức hỗ trợ hàng tháng khoảng 1 triệu đồng.
![]() |
Thảo Phương đến lớp bằng tình thương các em hoàn cảnh |
Quan sát em đứng lớp, chúng tôi vô cùng xúc động khi nụ cười của em luôn nở trên môi, những ký hiệu bằng tay được em sử dụng để giảng bài cho lớp trẻ khiếm thính dễ hiểu. Thảo Phương chia sẻ: “Vì thương các em nên em xin vào đây để phụ giúp các cô giảng dạy. Mỗi tuần em làm từ thứ 2 đến thứ 6, dạy ngôn ngữ ký hiệu, thể dục dân vũ, múa hát, làm các thiệp giấy, giúp cho các em ăn cơm, vệ sinh”.
Cô giáo Nguyễn Thị Diệu Vân, Phó Hiệu trưởng nhà trường nhận xét, Thảo Phương đảm nhận lớp trẻ em khiếm thính rất tốt, chính nhờ cùng hoàn cảnh với các em mà khả năng giao tiếp giữa Thảo Phương với các em nhỏ rất dễ dàng. “Thảo Phương vào trường giúp các em học và hiểu nhau hơn rất tốt, em cũng là một người rất được mọi người yêu mến”, cô Diệu Vân nói thêm.
Với Thảo Phương mỗi ngày được tiếp xúc giúp đỡ các em nhỏ là một niềm vui. Để làm ba mẹ vui lòng, Thảo Phương còn tranh thủ thời gian để phụ giúp ba mẹ làm các công việc nhà. Các hoạt động xã hội trong và ngoài nhà trường, em tham gia rất tích cực. Thảo Phương cũng là hội viên hoạt động thường xuyên của CLB câm điếc ở Huế để học những kí hiệu trừu tượng, giúp giao tiếp tốt với xã hội.
Cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Thanh, người đứng lớp Chim én cùng Thảo Phương nhận định: “Thảo Phương dù chưa được đào tạo chuyên môn giảng dạy nhưng dạy rất tốt, nhiệt tình. Em sống hòa đồng, có trách nhiệm và biết kính trên nhường dưới. Nhiều lần để ý, cô thấy Thảo Phương cảm nhận rất tinh tế”.
Không mặc cảm số phận, Thảo Phương giao lưu bạn bè rất tốt. Em đang hướng dẫn cho nhóm sinh viên Trường ĐH Y diễn tả làm các động tác của bài hát chào mừng 20-11 với nhiều tâm huyết và niềm vui. Chia sẻ về những ước mơ, Thảo Phương cho biết em mong muốn trở thành cô giáo thực sự để dạy cho những em học hoàn cảnh không may trong cuộc sống.
Lê Hữu Phúc
- Kỹ năng sống - điểm tựa vững chắc cho học sinh (22/05)
- Hơn 1.100 cơ hội việc làm tại 16 doanh nghiệp cho sinh viên (22/05)
- Sinh năm "heo vàng", tỉ lệ chọi vào lớp 10 sẽ tăng? (21/05)
- Trường đại học Khoa học ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp (21/05)
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ III: Hãy tin & hy vọng (21/05)
- Lập Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT đến cấp huyện: Chủ động xử lý trường hợp phát sinh (21/05)
- Nhu cầu tuyển dụng vượt hơn gấp đôi số sinh viên ra trường (21/05)
- Trao 32 suất học bổng AMA cho sinh viên Trường đại học Sư phạm (21/05)
-
Kỹ năng sống - điểm tựa vững chắc cho học sinh
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- Giáo dục phổ thông mới ở A Lưới
- Cha mẹ phải là chỗ dựa tinh thần tin cậy cho con
- Xét tuyển học bạ năm 2022: Lưu ý về chỉ tiêu, điều kiện xét tuyển
- Sẵn sàng phương án trước những thay đổi về tuyển sinh
- Tái khởi động các sân chơi kỹ năng
- Giáo dục thể chất trong trường học: Không thể xem nhẹ
- Cần tìm hướng đi mới trong tuyển sinh ngành nghệ thuật, du lịch
- Đội tuyển toán có 100% học sinh đoạt giải quốc gia
-
Nhu cầu tuyển dụng vượt hơn gấp đôi số sinh viên ra trường
- Trao 32 suất học bổng AMA cho sinh viên Trường đại học Sư phạm
- Linh hoạt, thích ứng
- Tháo gỡ khó khăn trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
- Trường đại học Sư phạm triển khai tốt công tác bồi dưỡng giáo viên
- Không để các em ngại nói tiếng Việt
- Trường ĐH Khoa học trao bằng cho 88 tân tiến sĩ, thạc sĩ
- Trao thưởng cho học sinh đoạt giải quốc gia năm học 2021-2022
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- Đoàn Trường đại học Nông Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa
-
Hơn 1.100 cơ hội việc làm tại 16 doanh nghiệp cho sinh viên
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ III: Hãy tin & hy vọng
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ 1: Khung cửa hẹp & những bất ngờ
- Giáo dục phổ thông mới ở A Lưới