ClockThứ Hai, 19/12/2016 10:13

Vượt qua “bóng tối”

TTH - Chị vô cùng hoang mang khi biết chồng nhiễm HIV. Càng nghĩ về chồng, chị càng buồn, day dứt không biết làm sao khi đứa trẻ trong bụng ngày càng lớn. Thế nhưng đứa trẻ đã ra đời hoàn toàn khỏe mạnh. chị bảo đó là điều kỳ diệu.

Gặp chị qua lời giới thiệu bác sĩ Thân Thị Mỹ Dung, Trưởng khoa Điều trị, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh. Chị kể, nhà chị ở vùng quê ven phá Tam Giang. Bố mẹ nghèo nhưng cố gắng cho con ăn học và tìm kiếm cho chị được việc làm ổn định ở thành phố Huế. do duyên số, chị kết hôn với một chàng trai ở TP Hồ Chí Minh. Đám cưới của chị tràn ngập lời chúc mừng từ gia đình, bạn bè và không ít người ghen ty “con bé có số sướng”.

ngày vui ngắn ngủi qua nhanh để lại trong chị nỗi buồn thăm thẳm. Đó là dịp khi chị vào thăm chồng ốm mới biết anh mắc HIV. Khóc cho số phận không may, chị như điên dại trong hàng loạt suy nghĩ không lối thoát. chị đau khổ vì bản thân cũng nhiễm HIV và đã mang thai gần 2 tháng. Những ngày ở bệnh viện-nơi chồng nằm điều trị, chị luôn nhận được lời động viên của y, bác sĩ nỗ lực vượt qua để lo cho chồng, con. Bác sĩ nói, chị sẽ có những đứa con khỏe mạnh nếu hợp tác với các cơ sở y tế. Lúc đó, chị không đủ sức mạnh để tin lời bác sĩ ấy nói là thật, bởi qua ti vi, sách báo chị chứng kiến những tình cảnh những đứa trẻ sunh ra bị lây truyền HIV từ bố mẹ. Những đứa trẻ ấy lớn lên bị thiệt thòi, không dám đến trường vì dị nghị, xa lánh của người thân, bạn bè.

ngày không muốn đã đến, người chồng ra đi vì căn bệnh AIDS và chị cũng muốn nghỉ ngơi vĩnh viễn để quên đi tất cả. Song lúc ấy là thời điểm con của chị cựa mình. Chị cảm nhận rõ đứa trẻ lớn lên từng ngày trong bụng. Lòng chị trào lên niềm cảm xúc khó tả rồi lại khóc vì không biết phải đối diện sự thật thế nào. Yêu con vô bờ bến dù chưa biết hình hài con thế nào nhưng chị  quyết tâm làm một điều gì đó, vì con mình.

 Nhớ những lời khuyên của bác sĩ trước đây, chị mạnh dạn đến Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh. Chính nơi đây, cuộc đời chị bước sang trang. Cán bộ y tế ở Trung tâm xem chị là bệnh nhân đặc biệt, hỗ trợ tinh thần cho chị. Họ chân tình, cởi mở, động viên và theo dõi sức khỏe của chị trong suốt thời gian mang thai và sinh nở. Kết quả, con chị khỏe mạnh hoàn toàn, không lây nhiễm HIV.

Kể đến đây, chị nói mình như được sinh ra lần hai và thấy sức khỏe ngày càng tốt hơn khi chuyên tâm điều trị. Chị không còn là chị của những ngày buồn. Nhìn con lớn khôn từng ngày, chị càng vững tin hơn về ngày mai để bước tiếp. “Nhiễm HIV chưa phải là bước đường cùng của cuộc đời. Nhiễm HIV vẫn có thể sinh con khỏe mạnh”. Chị đã nói như thế với nhiều người và hy vọng rằng những ai cùng cảnh ngộ đừng tuyệt vọng. Hãy tin cuộc sống này còn rất nhiều điều tốt đẹp nếu mình biết đón nhận và dũng cảm bước qua bóng tối, dẫu con đường đầy những gian nan.

Ninh Hoàng

Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh phối hợp thực hiện

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn kết - sức mạnh vượt qua mọi khó khăn

94 năm qua, Đảng bộ tỉnh đã có những bước chuyển đáng ghi nhận. Đoàn kết chính là sức mạnh để Đảng bộ tỉnh tập trung lãnh, chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng trên tất các lĩnh vực, hướng đến mục tiêu, đưa tỉnh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Đoàn kết - sức mạnh vượt qua mọi khó khăn
Gia tăng ca nhiễm HIV nhóm đồng tính nam

Trước dịch COVID-19 chỉ có 1-2 trường hợp thì nay có trên dưới 30 trường hợp nhiễm HIV ở nhóm đồng tính mỗi năm, tập trung ở lứa tuổi từ 18-22. Việc xét nghiệm, điều trị cho họ không hề đơn giản.

Gia tăng ca nhiễm HIV nhóm đồng tính nam
Để người khuyết tật vượt qua khó khăn & làm chủ cuộc sống

Hỗ trợ, tạo cơ hội để người khuyết tật (NKT) phát triển sinh kế, cải thiện thu nhập, những hoạt động có hiệu quả từ Hội NKT – Bảo trợ NKT và Trẻ mồ côi tỉnh đang tạo động lực để NKT vượt qua khó khăn, làm chủ cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.

Để người khuyết tật vượt qua khó khăn  làm chủ cuộc sống
Vượt qua nỗi đau da cam

Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đã đi qua hàng chục năm, nhưng hậu quả nặng nề mà nó để lại vẫn còn đó. Trong những nỗi đau còn lại sau chiến tranh hóa học, thì di chứng da cam chính là nỗi đau lớn nhất, dai dẳng nhất không thể phai mờ trong 1 hoặc 2 thế hệ.

Vượt qua nỗi đau da cam
Return to top