ClockThứ Năm, 18/10/2018 20:24

Vượt qua khó khăn, theo đuổi đam mê nghiên cứu

TTH - Hơn 180 nhà khoa học nữ đang nghiên cứu, giảng dạy và làm việc trên địa bàn tỉnh đã chia sẻ về con đường nghiên cứu khoa học tại buổi gặp mặt với chủ đề “Phụ nữ với nghiên cứu khoa học và phát triển tài sản trí tuệ” diễn ra sáng 18/10 do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ chủ trì.

Tôn vinh, khen thưởng nhiều nữ cán bộ viên chức lao động Đại học HuếPhát triển nguồn tin khoa học và công nghệĐẩy mạnh thu hút đội ngũ trí thức khoa học công nghệ

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ trao đổi với các nhà nghiên cứu khoa học nữ

Đam mê cống hiến

Ngay sau lời chúc mừng nhân dịp 20/10 đến toàn thể những nhà khoa học nữ cùng với những đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của tỉnh, đất nước, ông Phan Ngọc Thọ đã điểm qua tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua và một số định hướng thời gian tới. Trong hành trình ấy, vai trò người phụ nữ nói riêng và những người phụ nữ làm nghiên cứu khoa học nói chung vô cùng quan trọng. Vượt qua khó khăn đời thường, định kiến xã hội các mẹ, các chị có những đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển chung.

Bên cạnh những khó khăn mà nam giới gặp phải trong công tác nghiên cứu, chị em làm nghiên cứu khoa học đôi khi phải đương đầu với những rào cản từ chính hoàn cảnh riêng của mỗi người. Nhiều nhà khoa học nữ chia sẻ, hiện nay môi trường nghiên cứu khoa học có rất nhiều thuận tiện nhưng thách thức vẫn còn. Các vấn đề đặt ra phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn, yêu cầu chuyên môn cao nhưng trang thiết bị ở những phòng thí nghiệm hư hỏng, xuống cấp… Ngoài ra, trở ngại với người làm khoa học nữ chính là thời gian dành cho gia đình, con cái.

PGS. TS Trương Thị Bích Phượng, Trưởng bộ môn Sinh học ứng dụng, Khoa Sinh học (ĐH Khoa học – ĐH Huế) kể rằng, không riêng gì cá nhân chị mà nhiều đồng nghiệp phải vượt qua rất nhiều trở ngại ngay từ khi xác định theo đuổi đam mê nghiên cứu khoa học. PGS.TS Phượng dẫn chứng cụ thể, có rất nhiều đồng nghiệp nữ phải vừa theo học ở nước ngoài, vừa tranh thủ… sinh con. Bằng tình yêu công việc, họ tự mình sắp xếp, cân bằng công việc với gia đình, cũng như tranh thủ sự ủng hộ đồng nghiệp, hỗ trợ từ người thân.

“Nhờ thế mà những người làm khoa học nữ mới đạt được những kết quả về chuyên môn, đóng góp vào chương trình đào tạo, ứng dụng đời sống. Thông qua buổi gặp mặt lần này, tôi mong muốn tỉnh có sự quan tâm nhiều hơn nữa với những chế độ, chính sách cho giới nghiên cứu khoa học nữ”, PGS. TS Phượng nói.

Đồng quan điểm, một số nhà khoa học nữ có mặt tại buổi gặp ngỏ ý tỉnh tạo điều kiện để họ có thể tham gia vào các đề tài của tỉnh để cùng chung tay hỗ trợ, có những chính sách ưu tiên để đề tài phát triển, nhân rộng ra với xã hội. Trước những trăn trở ấy, ông Phan Ngọc Thọ khẳng định, tỉnh luôn quan tâm và sắp tới sẽ có những hỗ trợ kinh phí cụ thể cho những đề tài nghiên cứu, đặc biệt với những đề tài nghiên cứu mang ứng dụng thực tế, gắn liền với địa phương như du lịch, ẩm thực, đặc sản…

Hỗ trợ đề tài nghiên cứu khoa học đến với thực tế

Ở một khía cạnh khác, các nhà nghiên cứu khoa học nữ thừa nhận lâu nay có một số đề tài nghiên cứu khoa học bị “đóng băng”, có đề tài triển khai dang dở, có đề tài chưa được đưa vào sản xuất, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như cả nước. Theo các nhà khoa học nữ đến từ Viện Công nghệ sinh học – ĐH Huế, hiện nay việc đưa sản phẩm ra thị trường gặp rất nhiều khó khăn, cần có một doanh nghiệp đứng ra để đưa quy trình nghiên cứu vào sản xuất, đăng ký giấy phép lưu hành sản phẩm. Vì thế, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Liên, Viện phó Viện Công nghệ sinh học – ĐH Huế đề nghị, cần lấy doanh nghiệp làm trung tâm, hướng những đề tài nghiên cứu đến cái mà doanh nghiệp cần và để làm được việc này cần nhờ sự quan tâm từ lãnh đạo tỉnh cũng như các sở, ngành.

Nhìn nhận khách quan, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nói rằng, lâu nay nhiều công ty, doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến việc triển khai ứng dụng khoa học công nghệ. Trước tình hình đó, trong năm 2019, tỉnh sẽ dành một khoản kinh phí để đầu tư, triển khai.

Riêng PGS. TS Trần Huyền Sâm (ĐH Sư phạm – ĐH Huế) đề nghị, cần có một quỹ nghiên cứu cho nhà khoa học nữ và có thể lấy tên của nữ danh nhân nổi tiếng Đạm Phương nữ sử đặt tên cho quỹ. Trước đề nghị này, ông Phan Ngọc Thọ cho hay sẽ nghiên cứu thêm bởi việc ra đời của một quỹ không đơn giản, mà còn liên quan đến chủ trương, nhu cầu của xã hội…

Rất nhiều ý kiến chia sẻ, đóng góp, hiến kế tại buổi gặp mặt đã được ghi nhận. Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cảm ơn các nhà khoa học nữ với những khát khao cống hiến, vượt qua khó khăn để vươn lên. “Chúng ta có quyền tự hào về đội ngũ tri thức hùng hậu. Tôi tin rằng, buổi gặp mặt các nhà khoa học nữ hôm nay sẽ là khởi đầu cho những lần gặp sau này với nhiều ý kiến đóng góp vì sự phát triển của tỉnh”, ông Thọ nhấn mạnh.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai

Chiều 28/3, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành phẫu thuật cho nhóm bệnh nhi Gia Lai. Đây là các trường hợp được Quỹ Friedens Kinder (Đức) tài trợ chi phí mổ.

Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai
Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn

Đây là thời điểm mà cả hệ thống chính trị trong tỉnh tăng tốc thực hiện công tác dân vận (DV), nhất là “DV khéo” để củng cố, tạo sự đồng thuận cao hơn nữa của người dân, hướng đến mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết (NQ) 54 của Bộ Chính trị.

Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Return to top