ClockThứ Bảy, 19/09/2020 07:04

Vượt qua nỗi buồn

TTH - Chúng tôi chọn bàn ở góc sân, nhưng sự phấn khích của T. đã lan tỏa ra các bàn khác trong quán cà phê nhỏ vào sáng hôm đó. Đó là bởi, cái tin con trai đỗ đại học kiến trúc là “trái ngọt” em đã hái được sau 18 năm “vun trồng”.

Đương nhiên, sẽ nhiều người có suy nghĩ, rằng thời đại này thi đại học đâu khó lắm. Nhưng với em, đây thực sự là kỳ tích, không chỉ với con trai mà với bản thân em. Cậu bé khôi ngô, thông minh, cứ mỗi cuối năm học nó cũng đem giấy khen về cho ba mẹ như những học sinh ngoan khác. Thế rồi, điều đáng tiếc tưởng chừng đã đến khi nó vừa vào trung học phổ thông. Em là người suy sụp đầu tiên khi biết chồng đã có người phụ nữ khác. Cuộc sống gia đình đang trôi chảy êm đềm, nhưng người đàn ông ấy đã phụ bạc để chạy theo cái gọi là tình yêu đến muộn.

“Mình đã định buông bỏ tất cả”. Em nhớ lại và kể về những ngày tìm đến hơi men, với những đêm dài lang thang ngoài đường để than thân trách phận. Con trai, em giao phó cho nhà trường và quán cơm bụi. Thế rồi, những dòng tin nhắn thông báo kết quả học tập của cu cậu từ cô giáo chủ nhiệm đã đánh thức em. Hôm đó không biết là ngày thứ bao nhiêu em mới lại bước vào phòng con trai. Nó không có nhà, mọi thứ bề bộn vì từ lâu không có sự nhắc nhở của mẹ.

Đáng sợ hơn, em nhìn thấy những mẩu thuốc lá vứt ngang nhiên trên sàn nhà! Em cảm thấy toàn thân run rẩy, rồi cảm giác có lỗi làm em thức tỉnh. Em đã giật mình một lần nữa, rồi lắc mạnh đầu. Việc gì phải làm đầu tiên, quá nhiều việc cần phải làm. Em không dám gọi điện cho nó, cố lấy lại bình tĩnh, nhặt nhạnh từng thứ sắp xếp lại gọn gàng, sạch sẽ rồi đợi con về.

Một tiếng, hai tiếng! ba tiếng! Cuối cùng thì con cũng về. Lúc đó quá giờ học thêm khá lâu, thằng bé cũng giật mình khi mở cửa phòng. Không chỉ căn phòng đã sạch sẽ, mà mẹ nó còn ngồi đó, đôi mắt không đỏ hoe như nó vẫn thấy từ ngày ba bỏ đi. Mẹ nhìn nó, không giận giữ, cũng không la mắng. Đôi mắt mẹ như van lơn nhìn nó sau khi đã biết hết mọi chuyện.

“Chỉ là vì con đã rất buồn. Con thương mẹ nhưng chẳng biết làm sao!” – Em kể - Nó đã nói thế để phá tan bầu không khí im lặng giữa hai mẹ con khiến em lại giật mình vì nhận ra con đã lớn. Những lời nói đó đưa em trở về trạng thái hồi hộp. Thì ra không phải con nhấn chìm em mà là ngược lại. Và, chính giờ phút đó nó đã tung cho em chiếc một chiếc phao để em nhận ra, mọi bất hạnh chỉ là giai đoạn ngắt quãng của cuộc sống. Và từ phút đó, mẹ con em từng bước trở lại với cuộc sống bình thường và chấp nhận sự thiếu hụt.

Khi đó năm học mới bắt đầu. Em lo nhất là thời gian qua con trai đã mất kiến thức căn bản. Và quả thật, mọi điều xấu hơn em tưởng, nhưng cả hai cùng hứa phải quyết tâm bằng mọi giá. Và bây giờ cây đã bắt đầu cho quả ngọt.    

Bất hạnh, khổ đau là điều không ai muốn nhận trong cuộc sống này. Thế nhưng, nếu buộc phải có, thì phải học cách để vượt qua. Đó không chỉ là bản lĩnh mà còn là trách nhiệm không chỉ với bản thân mà còn với con cái, gia đình và xã hội. Đó có lẽ là điều chung nhất mà chúng tôi - trong cuộc cà phê sáng đã rút ra được từ câu chuyện của em.

ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập huấn tái chế rác thải nhựa

Hoạt động trên được Hội LHPN TP. Huế phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức ngày 27/3 nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong việc chung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.

Tập huấn tái chế rác thải nhựa
Trách nhiệm vì cộng đồng

Tuổi trẻ công an toàn tỉnh đã có những hành động, việc làm ý nghĩa hướng về cộng đồng.

Trách nhiệm vì cộng đồng
“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Return to top