ClockThứ Năm, 27/08/2015 17:54

Vượt tuyến, dù không được thanh toán viện phí

TTH - Không thanh toán chi phí khám, chữa bệnh ngoại trú bằng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khi khám trái tuyến. Thủ tục chuyển viện lại quá rườm rà, nhiêu khê và khó chuyển viện, không ít người chấp nhận bỏ tiền túi để được khám bệnh tốt nhất và kịp thời.

Mổ mắt tại Bệnh viện Mắt

Nhập nhằng chuyển viện

Nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên và khuyến khích người dân khám, chữa bệnh đúng tuyến để được hưởng quyền lợi cao nhất, từ ngày 1/1/2015, theo Luật BHYT bổ sung, các trường hợp khám trái tuyến ngoại trú sẽ không được thanh toán BHYT. Sau 8 tháng thực hiện quy định mới này, người dân vẫn chấp nhận vượt tuyến khám bệnh. Việc chuyển viện vượt tuyến đến từ các lý do hoặc bệnh nhân không tin tưởng tuyến dưới hoặc mức sống của người dân tăng nên họ lựa chọn những bệnh viện có uy tín để điều trị.
Khám chữa bệnh bằng kỹ thuật cao tại Bệnh viện Trung ương Huế
Chúng tôi đến Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế, rất nhiều phụ huynh có con nhỏ đã không dùng thẻ BHYT để chữa bệnh. Chị Nguyễn Thị Ly (Lộc Bổn, Phú Lộc) cho hay: “Thấy con đau bụng, tôi đem cháu đến trạm y tế, bác sĩ chẩn đoán bị rối loạn tiêu hóa. Uống thuốc mãi mà không lành bệnh nên tôi đưa con đến đây khám mới phát hiện cháu bị viêm dạ dày. Năm trước, mỗi lần đến bệnh viện khám và lấy thuốc tôi tốn khoảng 500.000 đồng, nhưng đều được thanh toán 30%, còn từ đầu năm đến nay tôi phải đóng 100% tiền khám và thuốc”.
Lâu nay, mỗi khi phải đi khám chữa bệnh, nhiều người muốn đến thẳng các bệnh viện tuyến trên. Việc bỏ qua các cơ sở y tế tuyến dưới cũng đồng nghĩa với việc bỏ qua giấy chuyển tuyến và những quyền lợi từ BHYT mà người dân đáng được hưởng. Chấp nhận bỏ tiền túi để được khám chữa bệnh tốt nhất, song nhiều người vẫn cho rằng, quy định mới khiến quyền lợi của người dân đang bị thu hẹp. “Chúng tôi không muốn vượt tuyến, không muốn đi khám bệnh xa nhà, phải chen chúc tốn kém. Tuy nhiên, cơ sở khám chữa bệnh cũng như năng lực của bác sĩ tuyến dưới khiến chúng tôi không yên tâm nên phải lên thành phố để rút ngắn thời gian điều trị hay phát hiện bệnh sớm hơn. Chúng tôi mong mỏi nhất là BHYT vẫn nên thanh toán 30% cho những người đi khám bệnh vượt tuyến”. Anh Đỗ Mạnh Hùng (Quảng Lợi, Quảng Điền) đang khám bệnh tại Bệnh viện Trung ương Huế chia sẻ.
Thông tư 14 của Bộ Y tế quy định, bệnh nhân được xem là điều trị đúng tuyến khi có giấy chuyển tuyến ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến thấp nhất (tức là ở trạm y tế phường, xã). Theo thông tư này, người bệnh muốn được BHYT thanh toán chi phí khám - chữa bệnh phải có giấy chuyển viện từ tuyến xã đến tuyến huyện rồi lên tỉnh và sau đó là tuyến trung ương. Quy định này khiến người dân ngần ngại mỗi khi nghĩ đến chuyện xin cho được giấy chuyển tuyến. Tuy nhiên, với giá thuốc điều trị như hiện nay nếu không có thẻ BHYT rất nhiều người sẽ không kham nổi nếu điều trị dài ngày.
Ông Trần Văn Hai, quê ở Phú Vang cho biết: “Vợ tôi bị đau ngực, khó thở, vào bệnh viện tuyến huyện điều trị thì yêu cầu phải về xin giấy giới thiệu của trạm y tế, sau đó, thấy bệnh nặng, các bác sĩ cho chuyển lên tuyến tỉnh. Về đến bệnh viện tỉnh nằm được hai ngày lại làm đủ các thủ tục để chuyển về bệnh viện tuyến Trung ương Huế. Đến khi về được bệnh viện thì bệnh tình đã quá nặng, vợ tôi giờ vẫn hôn mê. Nếu biết trước chuyển viện khó khăn như thế này thì cứ đi thẳng một mạch lên Bệnh viện Trung ương Huế rồi ra sao thì ra”.
Nhiều nhóm bệnh lý được chuyển đến bệnh viện trung ương
Công bằng mà nói, có nhiều bệnh chưa đến mức chuyển viện. Người bệnh mới mắc các bệnh thông thường và bệnh viện tuyến dưới hoàn toàn có thể điều trị được, nhưng do không tin tưởng nên người dân nằng nặc đòi chuyển viện. Hơn nữa, một số trường hợp do quen biết với nơi khám chữa bệnh ban đầu nên cứ vào bệnh viện tuyến trung ương cấp cứu, sau đó, lại về tuyến xã, huyện xin giấy y tế chuyển viện. Nếu như ai cũng muốn chuyển viện ở tuyến tỉnh, trung ương khi chưa cần thiết thì các bệnh viện tuyến trên quá tải, trong khi đó, mạng lưới y tế cơ sở được đầu tư trang thiết bị để phục vụ bệnh nhân lại không có bệnh để chữa trị.
Bà Đặng Thị Bi, Trưởng phòng Giám định BHYT - BHXH tỉnh cho biết: Hàng quý, chúng tôi đã tổ chức nhiều cuộc kiếm tra giám sát chặt chẽ ở các bệnh viện tuyến dưới. Qua kiểm tra, chưa phát hiện tình trạng tuyến y tế cơ sở giữ bệnh, tuy nhiên, việc chẩn đoán chưa đúng bệnh ở y tế cơ sở là có, khiến người dân lo ngại, mất niềm tin.
Mới đây, Sở Y tế có hướng dẫn bổ sung cụ thể việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn nhằm đảm bảo cho người bệnh sử dụng các kỹ thuật cao. Các đơn vị khám chữa bệnh tuyến II,III ngoài chuyển tuyến đến Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế sẽ được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế với các nhóm bệnh lý vượt quá khả năng chuyên môn tại đơn vị. Với những quy định cụ thể vừa được ban hành, sẽ có nhiều bệnh lý được chuyển thẳng lên bệnh viện tuyến trung ương để được chữa trị kịp thời. Đó là, nhóm bệnh lý về hồi sức cấp cứu; nhóm nội tim mạch, nội thận – tiết niệu – lọc máu, nội tiết thần kinh đã điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Huế và có biến chứng; nhóm bệnh lý hồi sức cấp cứu nhi, sơ sinh non tháng, bệnh lý truyền nhiễm gây dịch; nhóm bệnh lý ngoại khoa về thần kinh, sọ não, tim mạch, lồng ngực; nhóm bệnh lý ngoại, sản khoa có kế hoạch mổ lần 2; nhóm bệnh lý bỏng nặng...Với trường hợp mắc bệnh mãn tính, cần điều trị dài ngày định kỳ, bảo hiểm tạo điều kiện cho người dân khi cho phép 47 nhóm bệnh được sử dụng giấy chuyển tuyến có giá trị một năm.
Khám ngoại trú vượt tuyến, người bệnh không được chi trả nhưng mức hưởng khi điều trị nội trú lại tăng lên. Khi điều trị nội trú vượt tuyến, nếu là tuyến trung ương, người bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm chi trả 40% chi phí, tăng 10% so với quy định cũ. Tương tự với tuyến tỉnh, mức hưởng của người bệnh cũng tăng từ 50% lên 60% nhưng chỉ áp dụng điều trị nội trú. Với bệnh viện tuyến huyện, người bệnh được chi trả 70% kể cả điều trị nội và ngoại trú.
Huế Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Chiều 25/4, Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do UVTW Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ băn Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023.

Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

Ngày 25/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Hội LHPN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng “Mái ấm tình thương” trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng.

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn

Sáng 25/4, ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp công dân tại xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc. Cùng dự buổi tiếp công dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Phú Lộc và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn

TIN MỚI

Return to top