Thế giới Thế giới
Vứt rác trả tiền - Cách hiệu quả để quản lý rác thải
TTH.VN - Trả tiền khi vứt rác thải là một chính sách tính phí mà mọi người phải trả cho số lượng rác mà họ thải ra.
Vứt rác trả tiền - Cách hiệu quả để quản lý rác thải. Ảnh minh họa: USA Today/VTV News
Nhiều thành phố và thị trấn trên khắp thế giới, bao gồm 7.000 khu vực ở Mỹ đã có chính sách yêu cầu trả tiền khi người dân thải rác thải, đơn cử như Seattle, Berkeley, Austin và Portland, Maine.
Các thành phố lớn thường yêu cầu người dân mua các túi rác, hoặc nhãn dán đặc biệt để có cơ sở trả tiền cho từng túi rác. Cách thứ hai, mọi người có thể đăng ký một mức dịch vụ thu gom rác nhất định, điều này sẽ giới hạn số lượng rác thải mà mỗi gia đình, hay mỗi cá nhân thải ra môi trường.
Có thể nói rằng, vứt rác trả tiền là một trong những công cụ và cách thức hiệu quả nhất của chính quyền địa phương để giảm thiểu chất thải, kiểm soát chi phí xử lý chất thải và khuyến khích người dân tham gia vào các chương trình tái chế và làm phân hữu cơ.
Một khi các hộ gia đình bắt đầu trả trực tiếp cho các dịch vụ thu gom rác thải, họ có xu hướng nhanh chóng giảm lượng rác thải ra.
Ví dụ, ở Massachusetts, với các thị trấn có hệ thống trả tiền khi vứt rác, số lượng rác trung bình mỗi gia đình thải ra là 1.239 pound (562kg) vào năm 2020, thấp hơn 30% so với mức 1.756 pound (796kg) của những hộ gia đình trong khu vực không sử dụng cách tiếp cận này.
Sự thay đổi này có ý nghĩa là mọi người có thể tái chế và ủ phân nhiều hơn, do đó, tổng khối lượng của dòng chất thải vẫn tương đối ổn định.
Tuy nhiên nhìn chung, khi mới bắt đầu triển khai, chiến lược này cũng đối mặt với không ít ý kiến phản đối. Cụ thể, mặc dù mọi người đều đã trả tiền cho việc thu gom và xử lý rác thông qua tiền thuê nhà hoặc thuế tài sản địa phương, nhưng việc trả tiền để vứt rác có thể được xem như một loại thuế mới, khi nó được chia ra thành một hạng mục riêng biệt.
Nhiều người cũng bày tỏ quan ngại rằng chương trình trả tiền để vứt rác này có thể sẽ thúc đẩy phát sinh vấn nạn phá giá bất hợp pháp, dù trên thực tế vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào như vậy.
Một mối lo ngại nghiêm trọng hơn là chương trình trả tiền này nếu không được quản lý chu đáo, có thể gây ra tốn kém cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.
Để ngăn chặn và giải quyết tình trạng này, nhiều cộng đồng đã giảm giá, hoặc tặng miễn phí túi đựng rác cho người già và người dân có thu nhập thấp... Cách tiếp cận này thường giữ cho chi phí phải trả cho lượng phế phẩm vứt đi luôn ở mức hợp lý.
Quản lý chất thải rắn có ảnh hưởng lớn đến môi trường. Các bãi rác và lò đốt tạo ra lượng khí thải nhà kính lớn, cùng nhiều chất độc hại thoát ra môi trường tự nhiên. Việc vận chuyển chất thải nặng từ các trung tâm đô thị đến các bãi xử lý cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực.
Tái chế được xem là một lựa chọn tốt hơn đối với một số loại vật liệu, song vẫn còn nhiều phế phẩm không thực sự được tái chế sau khi bị thải bỏ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, bằng cách thúc đẩy sự thay đổi trong tiêu dùng, các chương trình vứt rác trả tiền được triển khai tùy theo từng địa phương sẽ cải thiện tiến trình quản lý rác thải bằng cách khuyến khích toàn dân thải ra ít rác hơn ngay từ đầu.
Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào (16/05)
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19 (16/05)
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau (16/05)
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi (16/05)
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc (16/05)
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi (15/05)
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á (15/05)
- Chuyên gia Australia: Tâm lý chủ quan khiến số ca mắc COVID-19 tăng (15/05)
-
Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
- IATA kỳ vọng ngành hàng không sẽ phục hồi vào năm 2023
- Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?
- Nhật Bản sẽ mở rộng các vườn quốc gia để bảo tồn đa dạng sinh học
- Thái Lan là điểm đến du lịch hấp dẫn thứ 4 thế giới hậu COVID-19
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Cam kết để có một khu vực Đông Nam Á không có sốt rét
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Nhật Bản có kế hoạch nâng giới hạn nhập cảnh lên 20.000 người/ngày
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Hoa Kỳ