ClockThứ Hai, 27/12/2021 14:36

WB cung cấp gói tín dụng hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau COVID-19

Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết vừa ký với Chính phủ Việt Nam hiệp định tín dụng trị giá 221,5 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID-19 thông qua các cải cách chính sách nhằm tăng cường mức độ bao trùm tài chính và nâng cao khả năng thích ứng với môi trường.

Nguồn tài trợ của WB đã phân phối 100 triệu liều vaccine COVID-19Ngân hàng Thế giới: Thái Lan dự báo chỉ tăng trưởng 1% trong năm 2021Đề xuất 3 giai đoạn trong chương trình phục hồi, phát triển kinh tếNgân hàng Thế giới cam kết tăng nguồn tài trợ triển khai vaccine COVID-19 lên 20 tỷ USDWorld Bank duyệt chương trình 321 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tếHậu suy thoái, kinh tế toàn cầu phục hồi mạnh nhất trong 80 nămWB: Nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4% trong năm nay

Sản xuất sợi tại Công ty TNHH Dệt Hà Nam, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Ảnh: Trần Việt/TTXVN.

"Trên tinh thần đối tác lâu dài, tin cậy và hiệu quả, chúng tôi tự hào được hỗ trợ Việt Nam vào thời điểm nền kinh tế đang phục hồi sau cú sốc lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua và khi đại dịch vẫn còn nhiều bất ổn", Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Carolyn Turk cho biết, đồng thời bày tỏ tin tưởng các hành động chính sách có được trên cở sở những hỗ trợ của khoản vay này sẽ không chỉ tạo nền tảng vững chắc cho sự phục hồi ngắn hạn sau cuộc khủng hoảng COVID-19 mà còn mang lại lợi ích về lâu dài cho Việt Nam.

Cũng theo Ngân hàng Thế giới, khoản tín dụng trị giá 221,5 triệu USD sẽ được giải ngân trực tiếp vào ngân sách, với các điều khoản ưu đãi trong thời hạn 30 năm với thời gian ân hạn là 5 năm. Khoản tín dụng này nhằm khuyến khích cải cách chính sách theo hai trụ cột.

Trụ cột thứ nhất hỗ trợ sự phục hồi kinh tế mang tính bao trùm thông qua giảm gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp, cải thiện khả năng tiếp cận hỗ trợ tài chính của các nhóm dễ bị tổn thương, thu hẹp khoảng cách giới tại nơi làm việc và thúc đẩy tài chính toàn diện.

Trụ cột thứ hai góp phần vào việc "xanh hóa" các chính sách thương mại, thúc đẩy chính phủ điện tử và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.

Trong thông cáo báo chí phát đi ngày 27/12, Ngân hàng Thế giới bày tỏ sự đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đã có nhiều động thái nhanh chóng trong những tháng gần đây để thực hiện những cải cách trên. Theo đó, việc phê duyệt giấy phép triển khai sử dụng tài khoản viễn thông thanh toán hàng hóa, dịch vụ (mobile money) và mở rộng phạm vi áp dụng hệ thống hóa đơn điện tử ở các tỉnh, thành phố lớn là những ví dụ điển hình.

Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) của Ngân hàng Thế giới, tổ chức chuyên cung cấp các khoản vay ưu đãi dành cho các quốc gia có thu nhập thấp, là cơ quan cung cấp khoản tín dụng trên.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Return to top