ClockThứ Sáu, 14/07/2017 07:59

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2017 đạt 6,3%

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam được công bố tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2017 có thể chỉ đạt 6,3%.

Ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng, Quyền Giám đốc WB tại Việt Nam trình bày báo cáo tại lễ công bố. Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, các chuyên gia của WB cho rằng, đây cũng là mức tăng cao và tốt so với kinh tế toàn cầu. Mức tăng trưởng này có được nhờ sức cầu trong nước, sản xuất nông nghiệp được phục hồi và ngành chế tạo chế biến định hướng xuất khẩu tiếp tục cải thiện. Áp lực lạm phát ở mức vừa phải, trong đó lạm phát cơ bản ổn định nhờ giá lương thực, thực phẩm và năng lượng dự báo vẫn ở mức thấp và các điều chỉnh giá các dịch vụ do Nhà nước quản lý được phối hợp hợp lý hơn. Tài khoản vãng lai dự kiến vẫn thặng dư nhưng ở mức thấp hơn khi tăng trưởng nhập khẩu gia tăng nhanh chóng. Trong trung hạn, tăng trưởng GDP dự kiến của Việt Nam được nâng lên là 6,4% vào các năm 2018 - 2019 cùng với sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Ông Sebastian Eckardt, quyền Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam, đưa ra lời khuyên Việt Nam nên tiếp tục kích cầu và mở rộng chính sách nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng về lâu dài, điều này sẽ bất lợi bởi do tăng trưởng năng suất lao động và hiệu quả mô hình kinh tế đang giảm xuống. Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh những ưu tiên của cải cách để tạo tiềm năng tăng trưởng trong tương lai như: cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, giải quyết nợ xấu, tập trung phát triển chiều sâu thị trường vốn - chứng khoán, kết nối khu vực DN nước ngoài và khu vực trong nước.

 

“Điều quan trọng là Việt Nam cần đảm bảo tăng trưởng chất lượng, bền vững dựa trên động lực thị trường. Tăng trưởng nông nghiệp phục hồi, tăng trưởng ngành bán lẻ tốt, nhiều yếu tố động lực có thể tăng mạnh lên trong 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, GDP dự kiến tăng 6,3% là phù hợp với Việt Nam, vừa phù hợp với mục tiêu ổn định kinh tế, cải cách, tái cơ cấu”, ông Sebastian Eckardt khuyến nghị.

Theo SGGP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148
Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3

Thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã mở rộng 29,3% trong năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng euro, báo cáo mới vừa công bố ngày 21/3 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết.

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3
Return to top