ClockThứ Hai, 11/04/2016 14:31

WB hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á

TTH.VN - Theo tin từ Reuters hôm nay (11/4), Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2016 và năm 2017 của khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, cho rằng triển vọng phát triển ở khu vực này đang bị che khuất bởi nhiều rủi ro, chẳng hạn như sự tăng trưởng không ổn định của Trung Quốc, những biến động trên thị trường tài chính và sự sụt giảm giá cả hàng hóa.

WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016

Đà tăng trưởng chậm của Trung Quốc ảnh hưởng đến sự phát triển của cả khu vực Đông Á-Thái BÌnh Dương. Ảnh: AFP

Theo WB, mức tăng trưởng của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP), bao gồm cả Trung Quốc, dự kiến sẽ đạt 6,3% trong năm 2016 và 6,2% trong năm 2017, đồng nghĩa với việc tăng trưởng chậm lại so với mức 6,5% của năm 2015. Trước đó, mức dự báo tương ứng ở khu vực này là 6,4% tăng trưởng trong năm 2016 và 6,3% trong năm 2017.

Sự suy giảm trên chủ yếu là do Trung Quốc tiếp tục duy trì đà tăng trưởng chậm, với dự đoán đạt 6,7% trong năm nay (2016) và giảm tiếp còn 6,5% vào năm 2017, trong khi mức tăng trưởng năm 2015 đạt 6,9%, WB nhận định. Các dự báo tăng trưởng của Trung Quốc vẫn không thay đổi kể từ tháng 10 năm ngoái.

"Đà tăng trưởng tích cực và tiến trình xóa đói giảm nghèo trong khu vực này đang chịu rủi ro cao", WB tuyên bố trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế mới nhất ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương vừa công bố hôm nay.

Các rủi ro có thể phải đối mặt bao gồm sự phục hồi yếu hơn dự kiến ​​ở các nền kinh tế có thu nhập cao, sự suy giảm nhanh hơn dự kiến ​​ở Trung Quốc và sự gia tăng những biến động trên thị trường tài chính, có khả năng dẫn đến việc thắt chặt các quy định tiền tệ và gây ra những tác động xấu lên nền kinh tế thực tại, WB cho biết. Ngoài ra, WB cũng cảnh báo rằng sự sụt giảm hơn nữa giá cả hàng hóa sẽ có tác động tiêu cực đến các nhà xuất khẩu lớn và giảm không gian cho chi tiêu công và đầu tư.

Tăng trưởng tại Malaysia có khả năng đạt 4,4% trong năm 2016 và 4,5% trong năm 2017, giảm từ mức 5,0% trong năm 2015, do nhu cầu suy yếu từ phía Trung Quốc và giá cả hàng hóa thấp sẽ kìm hãm tăng trưởng và chi tiêu công, theo WB.

Đà tăng trưởng của Thái Lan dự kiến cũng tiếp tục suy giảm, đạt 2,5% trong năm 2016 và 2,6% trong năm 2017, giảm từ mức 2,8% trong năm 2015, do nhu cầu bên ngoài suy yếu và những chính sách bất ổn dường như cũng gây nhiều ảnh hưởng đến quá trình đầu tư tư nhân.

Trong khi đó, Indonesia có thể sẽ đạt mức tăng trưởng tăng lên đến 5,1% trong năm 2016 và 5,3% trong năm 2017, tăng từ 4,8% trong năm 2015, mặc dù giá cả hàng hóa vẫn thấp và phải đối mặt với “những cơn gió ngược chiều” trong nhu cầu bên ngoài.

"Tuy nhiên, triển vọng này còn tùy thuộc vào việc thực hiện các chương trình đầu tư công cộng đầy tham vọng, và sự thành công của những cải cách gần đây nhằm giảm nạn quan liêu và bất ổn cho các nhà đầu tư tư nhân," WB nhận định, khi nói về Indonesia.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & Newsunited)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng Thế giới (WB):
Kiều hối xuyên biên giới tiếp tục ở mức cao nhất mọi thời đại

Tạp chí Nikkei Asia ngày hôm nay (28/12) trích dẫn một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay, lượng kiều hối quốc tế đã tăng ước tính khoảng 3% lên khoảng 860 tỷ USD vào năm 2023 so với một năm trước đó, đánh dấu mức cao nhất mọi thời đại trong năm thứ 3 liên tiếp.

Kiều hối xuyên biên giới tiếp tục ở mức cao nhất mọi thời đại
Chính phủ Nhật Bản nâng dự báo tăng trưởng kinh tế

Chính phủ Nhật Bản sáng nay (21/12) đã nâng nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế cho năm tài chính hiện tại so với ước tính trước đó, do nhu cầu bên ngoài có thể sẽ bù đắp nhiều hơn cho mức tiêu dùng nội địa yếu kém, Văn phòng Nội các cho biết.

Chính phủ Nhật Bản nâng dự báo tăng trưởng kinh tế
S&P Global: Ấn Độ sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong vài năm tới

S&P Global chỉ ra rằng, khi nền kinh tế Trung Quốc chậm lại, động lực tăng trưởng chính ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ chuyển từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sang Nam Á và Đông Nam Á. Trong đó, nền kinh tế Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục chứng kiến tăng trưởng trong 3 năm tới, dẫn đàu tăng trưởng trong khu vực.

S P Global Ấn Độ sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong vài năm tới
Return to top