ClockThứ Tư, 30/05/2018 15:59

WB ra dự báo tăng trưởng GDP châu Á năm 2018

TTH.VN - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Ấn Độ được dự đoán ​​sẽ là nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á ở mức 7,3% trong năm 2018.

Triển vọng tăng trưởng châu Á còn nhiều yếu tố phức tạpADB: Bhutan vào top những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu ÁADB dự báo tốc độ tăng trưởng vững chắc ở châu Á Thái Bình Dương

Biểu đồ dự báo tăng trưởng GDP châu Á 2018. Ảnh: ANN

Là một trong những quốc gia có lực lượng lao động trẻ nhất thế giới, Ấn Độ được dự báo là nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á vào năm 2018. Tốc độ tăng trưởng của nước này trong năm nay được ước tính sẽ đánh bại các nền kinh tế châu Á khác, bao gồm cả Trung Quốc.

Bhutan, một trong những quốc gia nhỏ bé nhất thế giới với khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu khá hạn chế, dự kiến ​​sẽ là nền kinh tế phát triển nhanh thứ 2 châu lục. Quốc gia này dự kiến ​​sẽ có tốc độ tăng trưởng 6,9% trong năm 2018, so với 6,7% trong năm 2017 và 8% trong năm 2016.

Xét theo tốc độ tăng trưởng, Campuchia, Philippines và Myanmar được đánh giá là các quốc gia tăng trưởng hàng đầu ở châu Á. Tỷ lệ tăng trưởng của Campuchia năm 2018 dự kiến ​​là 6,9%, không dao động nhiều so với tốc độ tăng trưởng của năm 2017 (6,8%) và 2016 (7%).

Với triển vọng tăng trưởng trung hạn đã được Ngân hàng Thế giới cho là “tích cực”, Philippines sẽ có tốc độ tăng trưởng tương tự như năm ngoái (6,7%), giảm nhẹ so với mức 6,9% trong năm 2016.

Được mô tả là một trong những nền kinh tế mới nổi của châu Á, Myanmar cũng là một trong những quốc gia phát triển tốt nhất ở châu Á về tăng trưởng GDP. Quốc gia được xếp vào danh sách các “nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp” với thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người đạt 1.455 USD vào năm 2017, dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 6,7% vào năm 2018. Quốc gia này đã tăng trưởng 6,4% trong năm 2017 và 5,9% vào năm 2016.

Bảo Nghi (Lược dịch từ ANN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Return to top