Thế giới

WB: Tăng trưởng Đông Á - Thái Bình Dương giảm do ảnh hưởng từ nhiều vấn đề toàn cầu

ClockThứ Bảy, 12/10/2019 10:51
TTH - Tờ Devdiscourse dẫn nhận xét từ báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển thuộc khu vực Đông Á – Thái Bình Dương dự kiến sẽ chậm lại từ mức 6,3% ghi nhận vào năm 2018 xuống còn 5,8% trong năm 2019 này, sau đó tiếp tục giảm còn 5,7% và 5,6% lần lượt trong 2 năm 2020 và 2021, phản ánh sự suy giảm trên diện rộng trong hoạt động sản xuất và tăng trưởng xuất khẩu.

WB: Tăng trưởng ở Đông Á và Thái Bình Dương sẽ chậm lại

Tăng trưởng Đông Á – Thái Bình Dương giảm do ảnh hưởng từ nhiều vấn đề toàn cầu. Ảnh minh họa: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

“Khi tăng trưởng chậm lại, tốc độ giảm nghèo cũng chậm lại”, Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương nhận định.

Cụ thể, nhu cầu toàn cầu đang dần suy yếu, cộng thêm sự không chắc chắn cao xung quanh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã và đang kéo theo sự sụt giảm trong tăng trưởng xuất khẩu và đầu tư, thử thách khả năng phục hồi của khu vực. Trừ Trung Quốc, tăng trưởng trong tiêu dùng vẫn ổn định mặc dù có giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2018 nhờ chính sách tài khóa và tiền tệ trợ lực. Tại các nước nhỏ hơn, tăng trưởng lại duy trì mạnh mẽ, trong đó nhờ vào tăng trưởng trong du lịch, bất động sản và khai khoáng.

“Hiện tại, chúng tôi ước tính rằng gần ¼ dân số khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sống dưới mức thu nhập trung bình cao là 5,5 USD/ngày, tức tăng gần 7 triệu người so với những gì chúng tôi dự báo hồi tháng Tư, khi tăng trưởng khu vực mạnh mẽ hơn”, nội dung bản báo cáo ghi rõ. Điều này cho thấy căng thẳng thương mại đang leo thang đã để lại mối đe dọa dài hạn đối với đà phát triển của khu vực. Giữa lúc một số quốc gia hi vọng sẽ được hưởng lợi từ việc tái định hình bối cảnh, trật tự thương mại toàn cầu, tính không linh hoạt của chuỗi giá trị toàn cầu lại giới hạn đà tăng trưởng của các quốc gia trong khu vực trong thời gian tới.

Nhà kinh tế trưởng của WB phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương Andrew Mason cho rằng ngay cả khi các công ty chuyển sản xuất sang các quốc gia khác để tìm cách tránh thuế, các nước trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương vẫn rất khó để thay thế Trung Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu do cơ sở hạ tầng không phù hợp và sản xuất quy mô nhỏ.

Thêm vào đó, tăng trưởng ở Trung Quốc chậm lại nhanh hơn so với dự kiến, khu vực đồng Euro và Mỹ, sự mất trật tự của Brexit cũng làm yếu đi nhu cầu của nước ngoài đối với xuất khẩu của khu vực. Mức nợ cao và không ngừng gia tăng ở một số quốc gia đặt ra giới hạn về khả năng sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ để giảm bớt tác động của quá trình giảm tăng trưởng.

Với nhiều lý do, nguyên nhân khác nhau, để vượt qua rủi ro này, báo cáo khuyến nghị các quốc gia trong khu vực phải nỗ lực tận dụng sử dụng các biện pháp tài khóa và/hoặc tiền tệ để kích thích nền kinh tế phát triển, bao gồm cả cải cách pháp lý nhằm mục tiêu cải thiện môi trường thương mại và đầu tư để thu hút đầu tư, đồng thời tạo điều kiện cho sự dịch chuyển của hàng hóa, công nghệ và kiến thức.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024

Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tăng trưởng sản lượng dầu và chất lỏng toàn cầu trong thời gian tới chủ yếu sẽ được thúc đẩy bởi các nước ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), dẫn đầu là Mỹ, Guyana, Canada và Brazil, bù đắp cho việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+.

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO):
Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại

Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi khiêm tốn trong những tháng đầu năm 2024, nhưng có thể dễ dàng bị chệch hướng do các cuộc xung đột khu vực và căng thẳng địa chính trị, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Cơ hội kích hoạt tăng trưởng

Thừa Thiên Huế đã, đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp (DN) có năng lực trong ngành công nghiệp chế tạo, chế biến và lắp ráp ô tô. Các kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh của những DN này sẽ trở thành cơ hội kích hoạt tăng trưởng kinh tế địa phương.

Cơ hội kích hoạt tăng trưởng
Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng: Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm là câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất trong những ngày đầu năm 2024, nhất là sau hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Điều này đủ để thấy, Ngân hàng Nhà nước coi đây là giải pháp quan trọng và xuyên suốt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ
Return to top