Thế giới

WHO: 1/3 các nước nghèo phải đối mặt với thiếu dinh dưỡng và béo phì

ClockThứ Hai, 16/12/2019 19:24
TTH.VN - Với tình trạng 1/3 các nước thu nhập thấp và trung bình phải đối mặt với hai thái cực của suy dinh dưỡng là thiếu dinh dưỡng và béo phì, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi cần có cách tiếp cận mới để đối phó với sự thay đổi nhanh chóng các hệ thống thực phẩm.

Thực trạng trẻ suy dinh dưỡng và béo phì đáng báo động ở Việt NamWHO: Béo phì tác động lên sức tăng tuổi thọ ở châu ÂuBáo động tình trạng trẻ em béo phì, thừa cân trên thế giớiWHO cảnh báo tỷ lệ hút thuốc, uống rượu & béo phì ở châu Âu

Tình trạng béo phì đang gia tăng ở các nước nghèo. Ảnh minh hoạ: VTV

Báo cáo mới được công bố trên ấn phẩm khoa học y tế uy tín của Anh The Lancet hôm nay (16/12) cho thấy, trên toàn cầu hiện có gần 2,3 tỷ trẻ em và người lớn bị thừa cân, và hơn 150 triệu trẻ em bị còi cọc, từ đó cảnh báo rằng thiếu dinh dưỡng và béo phì có thể gây ra hậu quả cho nhiều thế hệ.

Đáng báo động hơn, gánh nặng kép của thiếu dinh dưỡng và béo phì được nhìn thấy trong một gia đình ngày càng có xu hướng gia tăng, phổ biến nhất là tình trạng một bà mẹ thừa cân và một đứa trẻ thấp còi vì thiếu dinh dưỡng cùng sống dưới một mái nhà.

Cả hai dạng suy dinh dưỡng này đều liên quan đến các vấn đề sức khỏe và tử vong sớm, ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống y tế và năng suất lao động của quốc gia.

Báo cáo, được biên soạn với sự hợp tác của Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết thừa cân không còn có thể được coi là vấn đề của nước giàu, cũng như thiếu dinh dưỡng không phải chỉ là vấn đề riêng của người nghèo.

"Trong khi hơn 149 triệu trẻ em bị chậm phát triển, thì tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em đang gia tăng ở khắp mọi nơi và chế độ ăn dưới mức tối ưu là nguyên nhân của 22% ca tử vong của người trưởng thành trên toàn cầu", báo cáo nêu rõ.

Theo Tiến sĩ Francesco Branca, Giám đốc phụ trách lĩnh vực Dinh dưỡng và Phát triển của WHO, tất cả các dạng suy dinh dưỡng đều có một mẫu số chung là do thiếu khả năng tiếp cận với chế độ ăn uống lành mạnh, an toàn, giá cả phải chăng và bền vững. Để thay đổi điều này, cần phải hành động trên các hệ thống thực phẩm - từ sản xuất và chế biến, thông qua thương mại và phân phối, giá cả, tiếp thị và phân loại, đến tiêu dùng và chất thải. Tất cả các chính sách và đầu tư có liên quan phải được xem xét lại một cách triệt để.

Chế độ ăn uống khoa học

Báo cáo cũng khuyến nghị người dân có chế độ ăn uống chất lượng cao để hạn chế cả suy dinh dưỡng và béo phì, bao gồm cho con bú sữa mẹ trong 2 năm đầu sau sinh; ăn trái cây và rau quả, ngũ cốc và hạt; cắt giảm thịt; và tránh thực phẩm có hàm lượng đường cao, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và muối.

Tuy nhiên, hệ thống thực phẩm ở nhiều quốc gia đang chứng kiến ​​sự gia tăng của các loại thực phẩm chế biến sẵn được cho là “cực kỳ có liên quan” đến việc tăng cân, trong khi chợ thực phẩm tươi sống ngày càng có xu hướng ít đi. Theo báo cáo, ăn thực phẩm không lành mạnh đang làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm, chẳng hạn như bệnh tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao, đột quỵ và bệnh tim mạch.

Thực tế ở Mỹ Latinh và Caribe, doanh số bán thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn đã tăng từ khoảng 10% tổng số thực phẩm được mua trong năm 1990 lên 60% chỉ sau 10 năm.

Báo cáo trên Lancet cho biết, để phá vỡ xu hướng này đòi hỏi phải có "những thay đổi lớn của xã hội", trong đó bao gồm việc trợ cấp cho thực phẩm lành mạnh, cung cấp bữa ăn bổ dưỡng tại trường học và giáo dục về thực phẩm.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN & AFP)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4/2024

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán nhằm hoàn tất một hiệp ước về đại dịch trong thời gian từ ngày 29/4 - 10/5 tới đây. Quyết định này được đưa ra sau 2 tuần thảo luận chuyên sâu do các quốc gia chủ trì về những chủ đề quan trọng nhằm giúp tất cả các quốc gia trên thế giới chuẩn bị tốt hơn, cũng như có khả năng ứng phó một cách hiệu quả và công bằng trước các đại dịch trong tương lai.

Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4 2024
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
Return to top