Thế giới Thế giới
WHO ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu về virus Zika
Ngày 1/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố sự gia tăng các ca dị tật bẩm sinh nghiêm trọng tại Nam Mỹ "rất có khả năng" do virus Zika gây ra và coi đây là yếu tố đủ để cấu thành tình trạng khẩn cấp toàn cầu về y tế.
Cảnh báo được đưa ra sau cuộc họp của Ủy ban Khẩn cấp thuộc WHO, cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi xử lý tình hình dịch bệnh Zika. Cuộc họp diễn ra dưới hình thức thảo luận trực tuyến giữa các quan chức đầu ngành của WHO, đại diện các quốc gia có dịch và các chuyên gia trên toàn thế giới.
Phát biểu với các phóng viên sau cuộc họp Ủy ban Khẩn cấp tại Geneva (Thụy Sĩ), Tổng Giám đốc WHO Margaret Chan cho biết tất cả chuyên gia thuộc ủy ban này đều nhận định nhiều khả năng tồn tại quan hệ nhân quả giữa virus Zika lây truyền từ muỗi và sự gia tăng các trường hợp trẻ sơ sinh bị hiện tượng đầu và não nhỏ bất thường. WHO tuyên bố đây là "tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng" trên toàn cầu.
Cũng theo người đứng đầu WHO, các chuyên gia của ủy ban nhất trí cần phải phối hợp các nỗ lực quốc tế nhằm tìm hiểu mối quan hệ này. Ngoài ra, cuộc họp của Ủy ban Khẩn cấp còn xem xét tình hình lây nhiễm, sự phân bố về mặt địa lý của các loài muỗi có khả năng truyền virus Zika, việc thiếu vắcxin phòng bệnh cùng nhiều vấn đế khác.
Cùng ngày, Panama thông báo nước này đã có 50 ca nhiễm virus Zika, đồng thời cảnh báo loại virus Zika có thể lây lan trên khắp quốc gia Trung Mỹ này.
Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Brazil Marcelo Castro thừa nhận tình trạng lây nhiễm virus Zika bùng phát thậm chí còn tồi tệ hơn dự đoán vì hầu hết các trường hợp đều không biểu hiện triệu chứng.
Hồi tuần trước, WHO đã cảnh báo dịch bệnh Zika do muỗi lây truyền đang "bùng phát mạnh mẽ" tại các quốc gia châu Mỹ, với số lượng có thể sẽ lên tới 4 triệu ca trong năm nay. Tuy các triệu chứng mắc bệnh không đáng ngại khi người bệnh chỉ có biểu hiện sốt nhẹ, đau đầu, đau người và phát ban nhưng virus Zika được cho là nguyên nhân dẫn tới di chứng nặng nề đối với thai nhi, gây ra tình trạng đầu và não nhỏ bất thường.
Hiện chưa có cách điều trị nào đối với dịch bệnh này và WHO cho biết sẽ mất khoảng 1 năm để có thể điều chế vaccine phòng bệnh dịch này.
Brazil là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và cũng là quốc gia đầu tiên đưa ra cảnh báo hồi tháng 10/2015 khi phát hiện một loạt ca sơ sinh đầu nhỏ tại miền Tây Bắc đất nước. Nhiều quốc gia khác trong khu vực như Colombia, Ecuador, El Salvador, Jamaica và Puerto Rico thậm chí cảnh báo phụ nữ không nên mang thai cho tới khi dịch bệnh này được kiểm soát.
Hiện virus Zika cũng đã lây lan ra các khu vực khác như châu Âu và Bắc Mỹ, chủ yếu các ca bị lây nhiễm sau khi đi du lịch ở vùng có dịch về. WHO cũng đưa ra một số cảnh báo đối với khách du lịch là nên tránh những nguồn nước tù đọng, nơi muỗi có thể sinh sản và bôi các loại kem chống muỗi và ngủ trong màn để tránh muỗi./.
Theo Vietnam+
- APEC theo đuổi sự phục hồi toàn diện và bền vững (20/05)
- Dịch COVID-19: Indonesia lạc quan chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu (20/05)
- Tiếp tục vun đắp, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào (20/05)
- Biến đổi khí hậu khiến nắng nóng ở Ấn Độ xảy ra thường xuyên hơn gấp 100 lần (20/05)
- Triều Tiên tăng cường sản xuất thuốc, vật tư y tế chống sốt trên diện rộng (19/05)
- Chủ tịch QH Singapore tiếp Chủ tịch Nhóm hữu nghị Việt Nam-ASEAN (19/05)
- Ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến 1/6 số ca tử vong trên toàn cầu (19/05)
- Tiêm phòng COVID-19 cho trẻ: Hiệu quả từ công tác tuyên truyền và triển khai đồng bộ tại Singapore (19/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'