Thế giới

WHO: Bạo lực với phụ nữ vẫn đang “lan rộng một cách nghiêm trọng”

ClockThứ Năm, 11/03/2021 08:18
TTH.VN - Trong một thập kỷ qua, bạo lực với phụ nữ đã trở thành “một vấn nạn phổ biến ở mọi quốc gia và mọi nền văn hóa”, một nghiên cứu vừa mới được Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố cho thấy.

Đại dịch COVID-19 có thể dẫn đến hàng triệu ca mang thai ngoài ý muốnPháp họp khẩn về tình trạng bạo hành gia đìnhUNICEF: 800 phụ nữ tử vong mỗi ngày do biến chứng trong thai kỳLHQ: Nhà là “nơi nguy hiểm nhất” đối với phụ nữ

Hơn 1/3 phụ nữ trên toàn thế giới từng bị bạo hành. Ảnh minh hoạ: Tass/Vietnam+

Theo nghiên cứu của WHO và các đối tác, tình trạng bạo lực với phụ nữ vẫn đang “lan rộng một cách nghiêm trọng và bắt đầu ở mức độ trẻ đáng báo động”. Khoảng 736 triệu phụ nữ, tương đương với 1/3 tổng số phụ nữ trên toàn thế giới, đã phải hứng chịu bạo lực thể chất hoặc tình dục trong đời.

Phát biểu về vấn đề này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng: “Bạo lực đối với phụ nữ đang gây tổn hại cho hàng triệu phụ nữ và gia đình của họ, đồng thời làm trầm trọng thêm đại dịch COVID-19. Nhưng không giống như COVID-19, bạo lực đối với phụ nữ không thể ngăn chặn chỉ bằng vaccine”.

Hơn nữa, tình trạng bạo lực với phụ nữ bắt đầu từ độ tuổi khá trẻ, với 1/4 thanh niên từ 15 đến 24 tuổi từng bị bạo lực bởi bạn tình khi họ bước vào tuổi đôi mươi.

Giám đốc tổ chức UN Women Phumzile Mlambo-Ngcuka cho biết: “Thật đáng lo ngại khi tình trạng bạo lực phổ biến của nam giới đối với phụ nữ không những không thay đổi mà còn rất nghiêm trọng đối với phụ nữ trẻ từ 15-24 tuổi, những người cũng có thể là những bà mẹ trẻ”.

Trong khi bạo lực với bạn tình là tình trạng phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 641 triệu phụ nữ trên toàn cầu, thì 6% phụ nữ cho biết họ bị tấn công tình dục bởi những người khác, không phải chồng hoặc bạn tình của họ.

Và với mức độ kỳ thị cao và ít được báo cáo về lạm dụng tình dục, con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều.

Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros, chỉ có thể chống lại vấn nạn này bằng những nỗ lực sâu sắc và bền vững của tổng thể các chính phủ, cộng đồng và cá nhân, nhằm thay đổi thái độ, cải thiện khả năng tiếp cận các cơ hội và dịch vụ cho phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời thúc đẩy các mối quan hệ lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau.

Trầm trọng hơn trong đại dịch

Dựa trên dữ liệu từ năm 2000 đến 2018, báo cáo là nghiên cứu lớn nhất từ ​​trước đến nay về tình trạng bạo lực đối với phụ nữ, bà Mlambo-Ngcuka chỉ ra rằng vấn nạn này đã tăng lên ngay cả trước khi đại dịch diễn ra.

WHO cũng cảnh báo rằng đại dịch COVID-19 càng làm gia tăng hơn nữa mức độ tiếp xúc với bạo lực của phụ nữ do các biện pháp như phong toả và tạm đóng của các dịch vụ hỗ trợ quan trọng.

Mặc dù nhiều quốc gia đã chứng kiến ​​nhiều hành vi bạo lực với phụ nữ được báo cáo với đường dây hỗ trợ, cảnh sát… trong thời gian phong toả, báo cáo cũng lưu ý rằng tác động đầy đủ của đại dịch sẽ chỉ được làm rõ khi có thêm dữ liệu.

Tuỳ theo khu vực

Theo nghiên cứu, ước tính có khoảng 37% phụ nữ ở các nước nghèo nhất đã từng bị bạo lực về thể xác hoặc tình dục bởi bạn tình, thậm chí ở một số quốc gia tỉ lệ này cao đến 50%.

Chia nhỏ theo khu vực, tỷ lệ bạo lực với bạn tình cao nhất ở phụ nữ 15-49 tuổi là ở châu Đại Dương, Nam Á và châu Phi cận Sahara, dao động từ 33% đến 51%.

Ở mức 16% đến 23%, châu Âu có tỷ lệ này thấp nhất, tiếp theo là Trung Á với 18%, Đông Á là 20% và Đông Nam Á là 21%.

Hậu quả lâu dài

Theo nghiên cứu, bạo lực có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của một người phụ nữ rất lâu sau đó, thường liên quan đến trầm cảm, lo lắng, mang thai ngoài ý muốn và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Ngăn chặn bạo lực đòi hỏi phải giải quyết các bất bình đẳng về kinh tế và xã hội một cách có hệ thống, đảm bảo tiếp cận giáo dục và làm việc an toàn, thay đổi các chuẩn mực và thể chế phân biệt đối xử về giới, cải cách luật phân biệt đối xử và tăng cường các phản ứng pháp lý.

Bà Claudia Garcia-Moreno cho rằng, để giải quyết vấn đề bạo lực đối với phụ nữ, cần phải giảm những kỳ thị cố hữu về vấn đề này, đào tạo các chuyên gia y tế để hỗ trợ các nạn nhân. Ngoài ra, các biện pháp can thiệp với thanh thiếu niên và thanh niên để thúc đẩy bình đẳng giới và thái độ bình đẳng giới cũng rất quan trọng.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
  • Tìm hiểu Smoovy cho phụ nữ

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập huấn tái chế rác thải nhựa

Hoạt động trên được Hội LHPN TP. Huế phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức ngày 27/3 nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong việc chung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.

Tập huấn tái chế rác thải nhựa
“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
LHQ: Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Trong một báo cáo mới vừa được công bố ngày 12/3, Liên Hiệp Quốc cho biết số trẻ em trên toàn thế giới tử vong trước 5 tuổi đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2022, và đây là năm đầu tiên số trẻ nhỏ tử vong giảm xuống dưới 5 triệu.

LHQ Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ giảm xuống mức thấp kỷ lục
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Return to top