Thế giới

WHO: Cần thận trọng với các lệnh dỡ bỏ hạn chế

ClockThứ Bảy, 11/04/2020 08:23
TTH.VN - Theo trang Worldmeters, tính đến 5h sáng nay, số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu chạm mốc hơn 1 triệu 600 nghìn ca. Trong đó số trường hợp tử vong là hơn 100.000 và đã có hơn 375.000 người khỏi bệnh.

ASEAN đối phó Covid-19: Cần sẵn sàng cho kịch bản tồi tệ nhất4 ưu tiên đối với chiến lược chống lại đại dịch toàn cầuEU nhất trí cung cấp gói hỗ trợ 500 tỷ Euro để kích thích kinh tế khu vựcAustralia phạt nặng lỗi vi phạm kiểm dịch Covid-19 dịp lễ Phục sinhKhủng hoảng COVID-19 có thể khiến nửa tỷ người rơi vào cảnh nghèo đói

WHO: Cần thận trọng với các lệnh dỡ bỏ hạn chế. Ảnh minh họa: Thanh Niên

Trên thế giới, tình hình dịch bệnh vẫn diễn tiến rất nghiêm trọng. Ba quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất lần lượt là Mỹ, Tây Ban Nha và Italy. Trong đó Mỹ đã tiệm cận đến gần 497.000 trường hợp mắc bệnh. Ở Anh, sau 24h rời khỏi phòng chăm sóc đặc biệt cho những người nhiễm bệnh, Thủ tướng Boris Johnson đã có thể đi lại trong khuôn viên bệnh viện với tình trạng sức khỏe đang dần khá lên. Lúc này, Anh đã có 73.758 trường hợp dương tính với virus...

Trước tình hình dịch như hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các nước nên thận trọng hơn khi dỡ bỏ các lệnh hạn chế đã được thiết lập để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, và lên tiếng báo động về ổ dịch mới ở châu Phi.

Cụ thể: “WHO muốn nhìn thấy một sự nới lỏng trong các quy định hạn chế. Song cùng lúc, điều này cũng có thể dẫn đến nguy cơ số người tử vong tăng cao trở lại”, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebregiesus phát biểu trong một buổi họp báo.

Theo ông Tedros Adhanom Ghebregiesus, đã có “một sự chậm lại đáng hoan nghênh” trong tình hình dịch bệnh ở một số quốc gia châu Âu như Đức, Italy, Tây Ban Nha và Pháp. Song ở một số khu vực khác, đơn cử như châu Phi, điều này lại ngược lại.

Theo vị lãnh đạo, ở một số quốc gia, có đến 10% nhân viên y tế nhiễm bệnh. Đây là một xu hướng đáng báo động.

Trước tình hình này, một lực lượng đặc nhiệm của Liên Hiệp quốc sẽ điều phối và mở rộng quy mô mua mới và phân phối thiết bị bảo hộ, chẩn đoán trong phòng thí nghiệm, cũng như cung cấp oxy cho các quốc gia đang có nhu cầu sử dụng.

“Mỗi tháng chúng tôi sẽ cần vận chuyển ít nhất 100 triệu khẩu trang và găng tay y tế, tối đa 25 triệu khẩu trang chống độc N-95, áo choàng, tấm chắn ngăn giọt bắn và 2,5 triệu kít xét nghiệm, cùng một lượng lớn máy cung cấp oxy và nhiều thiết bị khác để chăm sóc lâm sàng”, tờ CNA dẫn lời ông Tedros cho hay.

Ngoài ra, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) sẽ triển khai 8 máy bay 747, 8 máy bay chở hàng cỡ trung và một số máy bay nhỏ hơn để vận chuyển hàng hóa và triển khai thêm nhân viên hỗ trợ cho các nước.

Với ước tính khoảng 280 triệu USD, vị lãnh đạo kêu gọi các nhà tài trợ đóng góp cho hoạt động của tổ chức.

Đan Lê (Lược dịch từ Worldmeters & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Return to top