ClockThứ Hai, 29/07/2019 06:42

WHO: Cần thêm nhiều hành động trong cuộc chiến chống thuốc lá toàn cầu

TTH.VN - Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cuộc chiến chống lại đại dịch thuốc lá toàn cầu đang có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn cần hành động nhiều hơn nữa để giúp người dân thoát khỏi loại sản phẩm chết người này.

Tỷ lệ nghiện thuốc trên toàn thế giới cao đáng lo ngạiBáo động tình trạng ung thư phổi ngày càng gia tăngSingapore: Bán thuốc lá không theo bao bì tiêu chuẩn sẽ bị phạt tùThái Lan: Hút thuốc lá tại nhà sẽ bị cấmThúc đẩy cấm quảng cáo thuốc lá trực tuyến ở các nước ASEAN

Theo WHO, khoảng 1/2 số người sử dụng thuốc lá chết vì hậu quả liên quan đến thuốc lá. Ảnh AFP

Báo cáo mới của WHO cho thấy, hiện thế giới có khoảng 5 tỷ người đang sống ở các quốc gia đã ban hành các lệnh cấm hút thuốc, thông qua các cảnh báo bằng hình ảnh trên bao bì và các biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả khác. Con số này cao gấp 4 lần so với năm 2007 khi chỉ có khoảng 1 tỷ người (15% dân số thế giới), được bảo vệ bởi một trong các biện pháp kể trên.

Tuy nhiên, báo cáo về đại dịch thuốc lá toàn cầu 2019 của WHO cũng chỉ ra rằng nhiều quốc gia vẫn chưa thực hiện đầy đủ các chính sách, trong đó có việc giúp người dân bỏ thuốc lá, để có thể bảo vệ mạng sống. WHO kêu gọi các chính phủ cần thực hiện các dịch vụ cai nghiện như một phần của các nỗ lực nhằm đảm bảo bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân cho công dân các nước.

Báo cáo lần thứ 7 của WHO phân tích các nỗ lực quốc gia để thực hiện các biện pháp hiệu quả nhất từ ​​Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá của WHO (WHO FCTC) được chứng minh là làm giảm nhu cầu về thuốc lá.

Gói các biện pháp kiểm soát thuốc lá, được gọi là MPOWER, đã được chứng minh là giúp bảo vệ mạng sống và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe, bao gồm 6 chiến lược chính, cụ thể là giám sát các chính sách phòng chống và sử dụng thuốc lá, bảo vệ người dân khỏi khói thuốc lá, khuyến nghị giúp bỏ sử dụng thuốc lá, cảnh báo mọi người về sự nguy hiểm của thuốc lá, thực thi lệnh cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá, và tăng thuế đối với thuốc lá.

Dịch vụ cai thuốc lá phải được đẩy mạnh

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO, kêu gọi các chính phủ nên thực hiện các dịch vụ cai nghiện như một phần trong nỗ lực đảm bảo bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân. Ông nhấn mạnh “bỏ thuốc lá là một trong những điều tốt nhất mà bất kỳ ai cũng có thể làm cho sức khỏe của chính mình”, đồng thời cho rằng gói MPOWER cung cấp cho chính phủ các công cụ thiết thực để giúp mọi người từ bỏ thói quen, kéo dài tuổi thọ.

Thực tế, nhiều tiến bộ đang được thực hiện, với 2,4 tỷ người sống ở các quốc gia hiện đang cung cấp dịch vụ cai nghiện toàn diện (nhiều hơn 2 tỷ so với năm 2007), tuy nhiên chỉ có 23 quốc gia đang cung cấp dịch vụ cai nghiện ở mức độ thực hành tốt nhất.

Theo ông Michael R. Bloomberg, Đại sứ toàn cầu của WHO về các bệnh không truyền nhiễm và chấn thương, báo cáo này cho thấy nỗ lực của các chính phủ nhằm giúp mọi người bỏ thuốc lá khi được thực hiện đúng cách. Nhiều quốc gia đang nỗ lực đưa việc kiểm soát thuốc lá trở thành ưu tiên hàng đầu và cứu sống mọi người, nhưng ở đó, vẫn còn nhiều việc phải làm, ông Bloomberg nói.

Sử dụng thuốc lá đã giảm tỷ lệ thuận ở hầu hết các quốc gia, nhưng sự gia tăng dân số khiến tổng số người sử dụng thuốc lá vẫn ở mức cao. Hiện tại, ước tính có khoảng 1,1 tỷ người hút thuốc, khoảng 80% trong số đó sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình (LMIC).

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ WHO & UN)  

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4/2024

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán nhằm hoàn tất một hiệp ước về đại dịch trong thời gian từ ngày 29/4 - 10/5 tới đây. Quyết định này được đưa ra sau 2 tuần thảo luận chuyên sâu do các quốc gia chủ trì về những chủ đề quan trọng nhằm giúp tất cả các quốc gia trên thế giới chuẩn bị tốt hơn, cũng như có khả năng ứng phó một cách hiệu quả và công bằng trước các đại dịch trong tương lai.

Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4 2024
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/2 lên tiếng cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023, đánh dấu mức tăng 79% so với một năm trước đó.

Số ca mắc sởi tăng 79 trên toàn cầu
Return to top