ClockThứ Sáu, 06/07/2018 06:49

WHO: Chăm sóc sức khỏe kém chất lượng xuất hiện ở tất cả các quốc gia

TTH.VN - Chăm sóc sức khỏe không hiệu quả là một hiện tượng toàn cầu, làm tăng gánh nặng bệnh tật và lãng phí các nguồn tài nguyên khan hiếm, các chuyên gia Liên Hiệp quốc (LHQ) ngày 5/7 cho biết.

ADB, Lào ký thỏa thuận hỗ trợ cải cách ngành y tếLHQ kêu gọi hệ thống y tế mạnh mẽ, tập trung vào con ngườiBao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân sẽ hạn chế rủi ro tài chínhĐông Nam Á: Ứng dụng y tế điện tử đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dânWB: 1,1 tỷ người “vô hình”, thiếu danh tính chính thức

Ảnh minh hoạ. Nguồn: CNN

Trong một báo cáo mới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác đã trích dẫn những vấn đề của việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng ở tất cả các quốc gia thành viên của LHQ.

Phát hiện này là quan trọng bởi vì, mặc dù các quốc gia đã cam kết cung cấp bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân đến năm 2030, kết quả “vẫn sẽ là kém” và không có sự chăm sóc hiệu quả, WHO khẳng định.

"Việc chẩn đoán không chính xác, sai sót về thuốc, điều trị không phù hợp hoặc không cần thiết, cơ sở hoặc thực hành lâm sàng không đầy đủ hoặc không an toàn, hay các nhà cung cấp thiếu đào tạo và chuyên môn đầy đủ xuất hiện ở tất cả các quốc gia", WHO nói trong một tuyên bố.

Thách thức là lớn nhất ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi 10% bệnh nhân bệnh viện bị nhiễm trùng trong suốt thời gian nằm viện, so với 7% ở những nơi khác. Hơn nữa, ở một số quốc gia nghèo hơn, các hướng dẫn lâm sàng được theo dõi ở chưa đến 50% ca bệnh, theo báo cáo của WHO, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy, thực hành lâm sàng không đầy đủ cũng “phổ biến” ở các phòng khám tư nhân và công cộng tại một số quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, với một số nghiên cứu chỉ ra độ chính xác chẩn đoán thấp chỉ 34%.

Đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người là điều cần thiết, bởi điều này không những sẽ ngăn ngừa sự đau khổ, mà còn giúp tăng năng suất kinh tế. Hơn nữa, thất bại trong việc điều trị người bệnh sẽ dẫn đến áp lực tài chính gia tăng đối với các gia đình và hệ thống y tế, với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ USD mỗi năm, báo cáo lưu ý thêm.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm

Trước xu thế thời tiết cực đoan, nắng nóng gay gắt, ngày 19/4, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tại vùng đồng bằng và TP. Huế dự báo cấp độ cháy rừng cấp 3 (cấp nguy hiểm), đặc biệt ở Nam Đông cấp 4 (cấp rất nguy hiểm).

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm
WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Tôn vinh người hiến nhóm máu hiếm Rh âm

​Chiều tối 4/4, Trung tâm Huyết học Truyền máu, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với Ban chỉ đạo Hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh tổ chức chương trình gặp mặt, tôn vinh và củng cố câu lạc bộ Nhóm máu hiếm - Rh âm Huế.

Tôn vinh người hiến nhóm máu hiếm Rh âm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top