Thế giới

WHO: Châu Âu có thể chống lại COVID-19 mà không cần phong toả hoàn toàn

ClockThứ Sáu, 21/08/2020 08:21
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/8 cho biết, châu Âu hiện có thể chống lại đại dịch COVID-19 mà không cần phải thực hiện các biện pháp phong toả hoàn toàn, bởi các nhà chức trách đã chuẩn bị tốt hơn và có kiến ​​thức về cách chống lại đại dịch trong những tháng gần đây.

Nhiều nước châu Âu thắt chặt lại hạn chế khi đại dịch COVID-19 tái bùng phátWHO lo ngại về số ca nhiễm COVID-19 tăng ở châu Âu

Người dân tại thủ đô London, Anh đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Giám đốc WHO khu vực châu Âu, ông Hans Kluge nói với các phóng viên rằng: “Với những biện pháp được nhắm mục tiêu cơ bản trên toàn quốc và các biện pháp bổ sung, chúng tôi đang ở một vị trí tốt hơn nhiều để dập tắt các đợt bùng phát virus này. Chúng tôi có thể kiểm soát đại dịch và giữ cho nền kinh tế được vận hành cũng như một hệ thống giáo dục hoạt động”.

Khu vực châu Âu đã chứng kiến ​​sự gia tăng ổn định về số lượng các trường hợp nhiễm bệnh trong 2 tháng qua. Trong tuần đầu tiên của tháng 8, có hơn 40.000 trường hợp nhiễm COVID-19 được báo cáo so với tuần đầu tiên của tháng 6, khi các ca bệnh ở mức thấp nhất.

“Tuy nhiên, chúng ta không đang ở trong tháng 2, chúng ta hiện có thể kiểm soát virus theo cách khác, so với khi COVID-19 xuất hiện lần đầu tiên”, Giám đốc WHO khu vực châu Âu nhận định.

Ngoài việc kêu gọi việc vệ sinh tay đúng cách, những biện pháp giãn cách xã hội, các chương trình xét nghiệm và truy vết quốc gia, WHO khuyến nghị rằng, biện pháp bổ sung cần được áp dụng tại địa phương khi những cụm bệnh lây nhiễm xuất hiện.

Tính trung bình, 26.000 trường hợp nhiễm COVID-19 mới đang được báo cáo mỗi ngày ở khu vực châu Âu, theo số liệu từ WHO. Đáng chú ý, những người trẻ tuổi, có xu hướng gặp những triệu chứng nhẹ hơn và có tỷ lệ tử vong thấp hơn, đang chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong số các ca nhiễm.

Bên cạnh đó, ông Hans Kluge cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở cửa trở lại các trường học, trong bối cảnh các quốc gia dần trở lại bình thường; đồng thời lưu ý những hệ quả tiêu cực mà việc đóng cửa trường học gây ra cho trẻ em.

Khu vực châu Âu của WHO bao gồm 55 quốc gia, đã báo cáo gần 4 triệu trường hợp xác nhận nhiễm COVID-19 và 215.000 trường hợp tử vong liên quan đến loại virus này, WHO cho hay.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4/2024

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán nhằm hoàn tất một hiệp ước về đại dịch trong thời gian từ ngày 29/4 - 10/5 tới đây. Quyết định này được đưa ra sau 2 tuần thảo luận chuyên sâu do các quốc gia chủ trì về những chủ đề quan trọng nhằm giúp tất cả các quốc gia trên thế giới chuẩn bị tốt hơn, cũng như có khả năng ứng phó một cách hiệu quả và công bằng trước các đại dịch trong tương lai.

Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4 2024
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top