Thế giới

WHO: Dịch Ebola lớn và nghiêm trọng nhất từ trước đến nay

ClockThứ Năm, 04/09/2014 11:46
TTH.VN - Tuyên bố được đưa ra tại 1 hội nghị của Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ để thảo luận về những nỗ lực chống lại dịch bệnh chết người này.

Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định, dịch Ebola đang hoành hành ở Tây Phi là đợt bùng phát lớn nhất, nghiêm trọng nhất và phức tạp nhất từ trước đến nay.

Tuyên bố được đưa ra tại 1 hội nghị của Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ để thảo luận về những nỗ lực chống lại dịch bệnh chết người này. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Margaret Chan cho rằng, dịch Ebola đang trở thành mối đe dọa toàn cầu đòi hỏi các biện pháp khẩn cấp và sự đoàn kết với các nước có dịch. 

Các tình nguyện viên chôn cất một bệnh nhân tử vong do Ebola (Ảnh Reuters)

 

Bà Margaret Chan cảnh báo, dịch Ebola có thể sẽ trầm trọng hơn trong thời gian tới trước khi được dập tắt. Chủ tịch tổ chức Bác sỹ Không biên giới (MSF) Joanne Liu cho biết: “Đã 6 tháng trôi qua của đợt dịch Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử và thế giới đang thất thế trong cuộc chiến này. Các nhà lãnh đạo không thể chặn đứng nguy cơ lây lan xuyên quốc gia này. Ở Tây Phi, các trường hợp nhiễm mới và ca tử vong tiếp tục tăng và bạo loạn bùng phát. Các trung tâm y tế quá tải và đội ngũ y tế chết vì dịch bệnh ngày càng nhiều. Cả hệ thống y tế đang sụp đổ”.

Tổ chức Y tế thế giới tuần trước cho biết, số người tử vong vì virus Ebola có thể cao gấp 4 lần so với báo cáo và có đến 20.000 người có thể nhiễm phải virus này trước khi dịch bệnh chấm dứt. Tổ chức này đã triển khai 1 kế hoạch dập tắt dịch bệnh lên đến 490 triệu USD.

Hệ thống y tế yếu kém được cho là yếu tố khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng và khó kiểm soát. Điển hình như ở Liberia, đất nước chỉ có 50 bác sỹ khám chữa bệnh cho 5,3 triệu dân, trong đó có nhiều bác sỹ đã tử vong vì Ebola./

 

 

Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top