ClockThứ Ba, 27/09/2016 14:42

WHO: Hơn 90% dân số thế giới hít thở không khí kém chất lượng

TTH.VN - Hơn 9/10 người dân trên toàn cầu đang hít thở không khí kém chất lượng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, kêu gọi các hành động mạnh mẽ chống lại ô nhiễm - nguyên nhân dẫn đến cái chết của hơn 6 triệu người mỗi năm.

Ô nhiễm không khí ở Trung Quốc gây biến đổi khí hậu ở Đông ÁHơn 300 triệu người có nguy cơ mắc bệnh từ nước bẩnHội nghị Môi trường LHQ hướng tới “một hành tinh khỏe mạnh”

Ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Dữ liệu mới trong một báo cáo từ tổ chức y tế toàn cầu của Liên Hiệp Quốc "đủ để khiến cho tất cả chúng ta vô cùng lo lắng," bà Maria Neira - người đứng đầu bộ phận y tế công cộng và môi trường của WHO, nói với các phóng viên.

Vấn đề xảy ra chủ yếu ở các thành phố, nhưng không khí ở các khu vực nông thôn cũng tồi tệ hơn nhiều người nghĩ, các chuyên gia của WHO cho biết.

Theo báo cáo, các nước nghèo hơn có không khí bẩn hơn nhiều so với các nước phát triển, nhưng ô nhiễm "thực tế ảnh hưởng đến tất cả các nước trên thế giới và tất cả các bộ phận xã hội", bà Neira khẳng định trong một tuyên bố, nhấn mạnh rằng "đây là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng".

"Các hành động để giải quyết vấn đề ô nhiễm không thể nhanh chóng kịp thời" bà nói thêm, thúc giục các chính phủ phải cắt giảm số lượng xe lưu thông trên đường, cải thiện việc quản lý chất thải và đẩy mạnh việc nấu ăn bằng nhiên liệu sạch.

Báo cáo dựa trên dữ liệu thu thập từ hơn 3.000 trang web trên toàn thế giới cho thấy, "92% dân số thế giới sống ở những nơi mà chất lượng không khí vượt quá mức giới hạn của WHO".

Các dữ liệu tập trung vào các hạt vật chất nguy hiểm với đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet, hay còn gọi là PM2.5, bao gồm các chất độc hại như sulfate và carbon đen, có thể xâm nhập sâu vào phổi hoặc hệ tim mạch.

Không khí với hơn 10 microgrammes PM2.5 mỗi mét khối trên cơ sở bình quân hàng năm được coi là không đạt tiêu chuẩn.

Mặc dù có những khoảng trống dữ liệu, nhưng hiện nay, cơ quan của LHQ đã có nhiều thông tin hơn bao giờ hết về các chất ô nhiễm trong không khí ở hành tinh này.

Sử dụng cả hai vệ tinh và các phép đo mặt đất để đo lường chất lượng không khí "là một bước tiến lớn hướng tới các ước tính chính xác hơn về chất lượng không khí trên toàn cầu", bà nói thêm.

6 triệu người thiệt mạng mỗi năm

WHO ước tính rằng có hơn 6 triệu người chết mỗi năm có liên quan đến việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà, trong đó cho ô nhiễm ngoài trời bị cáo buộc là nguyên nhân khiến hơn 3 triệu người tử vong hằng năm. Ô nhiễm không khí trong nhà thường được cho là do nấu ăn sử dụng than củi, đặc biệt là ở các gia đình nghèo ở các nước đang phát triển trên thế giới.

Theo WHO, gần 90% các ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình,.

Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương - bao gồm các nước như Trung Quốc, Malaysia - là những khu vực nghiêm trọng nhất, dữ liệu cho thấy.

Carlos Dora, điều phối viên bộ phận y tế và môi trường công cộng của WHO, nói rằng một số trong những chiến lược được thông qua để chống lại ô nhiễm không khí chỉ có hiệu quả khá hạn chế.

Sử dụng một hệ thống dữ liệu khác, báo cáo của WHO hồi tháng 5/2016 cho thấy rằng, 80% cư dân các thành phố trên thế giới hít thở không khí kém chất lượng, và tăng lên đến 98% ở các nước nghèo.

Tố Quyên (Lược dịch từ AFP & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4/2024

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán nhằm hoàn tất một hiệp ước về đại dịch trong thời gian từ ngày 29/4 - 10/5 tới đây. Quyết định này được đưa ra sau 2 tuần thảo luận chuyên sâu do các quốc gia chủ trì về những chủ đề quan trọng nhằm giúp tất cả các quốc gia trên thế giới chuẩn bị tốt hơn, cũng như có khả năng ứng phó một cách hiệu quả và công bằng trước các đại dịch trong tương lai.

Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4 2024
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị

Trong một báo cáo ngày 28/2, Liên Hiệp Quốc cho biết thế giới đã tạo ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị vào năm ngoái và lượng rác thải này ước tính sẽ tăng thêm 2/3 vào năm 2050, đồng thời cảnh báo về những tổn thất nặng nề đối với sức khỏe, nền kinh tế và môi trường.

Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị

TIN MỚI

Return to top