Thế giới

WHO hy vọng sẽ phân phối hàng trăm triệu liều vaccine trước năm 2021

ClockThứ Sáu, 19/06/2020 14:48
TTH.VN - Tờ CNA ngày 19/6 đưa tin, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, cho đến cuối năm nay, khoảng vài trăm triệu liều vaccine COVID-19 có thể sẽ được sản xuất và hướng đến ưu tiên sử dụng cho những cá nhân dễ bị tổn thương nhất bởi đại dịch này.

Liên minh châu Âu EU được bảo đảm 300 triệu liều vaccine ngừa COVID-19Nam Mỹ là ổ dịch mới của thế giớiNgười dân ASEAN hình thành thói quen mới sau đại dịchVaccine Covid-19 của Nga có thể sẽ được sản xuất hàng loạt vào tháng 8Tổng thống Trump tin tưởng vaccine COVID-19 sẽ được điều chế thành công trong năm nay

Hy vọng sẽ có hàng trăm triệu liều vaccine COVID-19 được phân phối cho người dân trước cuối năm nay. Ảnh minh họa: CNN/ Vnexpress

Hiện WHO đang tiến hành nghiên cứu kỹ hơn về phương án thực hiện kế hoạch này với hy vọng đến cuối năm 2021 sẽ cho ra khoảng 2 tỷ liều vaccine để dùng cho người dân. Điều này được thúc đẩy bởi những nỗ lực tìm kiếm và điều chế vaccine của các công ty dược phẩm.

Nhà khoa học trưởng của WHO Soumya Swaminathan cho biết, các nhà nghiên cứu đã và đang xem xét hơn 200 loại vaccine trên toàn thế giới, 10 trong số đó đã được thử nghiệm với người.

“Nếu may mắn, chúng ta có thể điều chế ra 1 hoặc 2 loại vaccine phù hợp vào trước cuối năm nay”, nhà khoa học Soumya Swaminathan cho biết, đồng thời cũng công bố 3 nhóm đối tượng sẽ được tiêm vaccine đợt đầu.

Cụ thể, họ là những người làm việc trong tuyến đầu, có nguy cơ nhiễm bệnh cao như công an và nhân viên y tế. Ngoài ra, còn có cả những cá nhân dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh như người già và người khuyết tật và nhóm người có nguy cơ lây bệnh cao như những người sống trong khu ổ chuột và các nhà chăm sóc.

Bà Soumya Swaminathan nhấn mạnh: “Chúng ta phải bắt đầu với những người dễ bị tổn thương nhất, sau đó là mở rộng việc tiêm vaccine cho nhiều người hơn. Chúng tôi hy vọng rằng vào năm 2021 sẽ có khoảng 2 tỷ liều vaccine cho 1, 2 hoặc 3 loại vaccine hiệu quả được phân phối trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đến nay đây vẫn chỉ là một điều chưa chắc chắn, bởi hiện chúng ta vẫn chưa có bất kỳ loại vaacine nào được chứng minh là an toàn và hiệu quả”.

Trước đó, vào ngày 17/6, WHO đã quyết định dừng các thử nghiệm Hydroxychloroquine để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 sau khi có những bằng chứng cho thấy việc này không có bất kỳ hiệu quả nào.

Trong một thông tin có liên quan, giới chuyên gia thông tin, thế giới sau dịch hiện đang tồn tại và phụ thuộc rất nhiều vào vaccine.

Không có vaccine, sự bình thường hóa của toàn cầu có thể mang đến nhiều ca tử vong hơn do một loại virus đường hô hấp mới mà con người chưa có khả năng miễn dịch trước, cũng như chưa có cách điều trị cho loại bệnh mới này.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/2 lên tiếng cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023, đánh dấu mức tăng 79% so với một năm trước đó.

Số ca mắc sởi tăng 79 trên toàn cầu
Thử nghiệm cho thấy vaccine sốt rét thứ hai có tính bảo vệ cao

Kết quả vừa được công bố từ một thử nghiệm quy mô lớn cho thấy loại vaccine sốt rét do Đại học Oxford và Viện Huyết thanh Ấn Độ phát triển - được gọi là R21, đã giúp ngăn ngừa khoảng 3/4 số ca sốt rét có triệu chứng ở trẻ nhỏ trong năm đầu tiên sau khi chúng được tiêm phòng.

Thử nghiệm cho thấy vaccine sốt rét thứ hai có tính bảo vệ cao
Return to top