Thế giới

WHO khuyến cáo các nước Hồi giáo đề phòng Covid-19 tháng Ramadan

ClockThứ Hai, 20/04/2020 14:41
Dịp Ramadan, tín đồ Hồi giáo thường tập trung đông người. WHO đã đưa ra khuyến cáo để họ bảo đảm an toàn trong mùa dịch Covid-19.

LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Libya nhân tháng lễ Ramadan

Người Hồi giáo Indonesia. Ảnh: AFP.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đưa ra một loạt các khuyến cáo đối với các nước Hồi giáo về các biện pháp nên áp dụng để giảm bớt nguy cơ lây lan dịch Covid-19 trong tháng Ramadan “linh thiêng”, dự kiến sẽ bắt đầu từ ngày thứ Sáu (24/4) tới.

Trong các khuyến cáo được đưa ra, WHO nhấn mạnh các nước Hồi giáo cần xem xét nghiêm túc khi cho phép tổ chức bất kỳ các sự kiện tôn giáo mang tính tập thể nào trong tháng Ramadan, đánh giá những nguy cơ tiềm tàng, đồng thời cân nhắc khả năng tìm kiếm các biện pháp thay thế cho các hoạt động tập trung đông người, bằng cách sử dụng các phương tiện phát thanh, truyền hình hay các trang mạng xã hội.

WHO kêu gọi chính quyền các nước Hồi giáo cần thực hiện tốt các biện pháp cụ thể như: Kiểm soát việc đi lại của du khách tới các địa điểm hành lễ hoặc các địa điểm tôn giáo linh thiêng; Đảm bảo việc thực hiện nghiêm ngặt biện pháp giãn cách xã hội trong tất cả các hoạt động tập thể, quy định mỗi người tham gia phải cách nhau tối thiểu 1m; Lựa chọn các cách thức chào hỏi không đụng chạm trực tiếp giữa các tín đồ; Không để xảy ra tình trạng tắc nghẽn tại các địa điểm công cộng liên quan đến các thói quen của người dân trong tháng Ramadan như các khu giải trí, mua sắm; Kêu gọi những người có triệu chứng mắc virus, người cao tuổi hoặc người có vấn đề về sức khỏe không tham gia các hoạt động tập thể; Nên tổ chức các hoạt động tại những nơi thông thoáng ở ngoài trời, nếu sự kiện diễn ra trong nhà thì phải đảm bảo tốt việc lưu thông không khí; Giảm bớt mức độ của các sự kiện xuống mức thấp nhất có thể, và nếu vẫn tổ chức thì nên chia thành nhiều sự kiện có quy mô nhỏ thay vì tổ chức ít sự kiện nhưng có quy mô lớn hơn. Bên cạnh đó, các nước cũng cần khuyến khích tín đồ Hồi giáo thực hiện các thói quen lành mạnh như tiến hành khử trùng toàn bộ nhà thờ sau mỗi lần tập trung cầu nguyện.

Theo WHO, hiện chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho thấy việc nhịn chay sẽ làm tăng nguy cơ mắc Covid-19, vì vậy nên tiếp tục cho phép các tín đồ Hồi giáo khỏe mạnh có cơ hội được thực hành bổn phận này trong tháng Ramadan như thông thường./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/2 lên tiếng cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023, đánh dấu mức tăng 79% so với một năm trước đó.

Số ca mắc sởi tăng 79 trên toàn cầu
Thử nghiệm cho thấy vaccine sốt rét thứ hai có tính bảo vệ cao

Kết quả vừa được công bố từ một thử nghiệm quy mô lớn cho thấy loại vaccine sốt rét do Đại học Oxford và Viện Huyết thanh Ấn Độ phát triển - được gọi là R21, đã giúp ngăn ngừa khoảng 3/4 số ca sốt rét có triệu chứng ở trẻ nhỏ trong năm đầu tiên sau khi chúng được tiêm phòng.

Thử nghiệm cho thấy vaccine sốt rét thứ hai có tính bảo vệ cao
Return to top