Thế giới

WHO: Lần đầu tiên trong 7 tuần, số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tăng trở lại

ClockThứ Ba, 02/03/2021 08:21
TTH.VN - Hãng tin CNA ngày 2/3 dẫn thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu lại chứng kiến mức tăng vào tuần trước, đánh dấu việc tăng số ca nhiễm trở lại lần đầu tiên trong vòng 7 tuần.

Nhóm G7 thúc đẩy cam kết hỗ trợ vắc-xin cho các nước nghèo hơnWHO cảnh báo khả năng vaccine có thể “đầu hàng” trước biến thể của SARS-CoV-2WHO: Số người được tiêm vaccine Covid-19 trên thế giới đã vượt số ca mắcNhóm chuyên gia WHO tiếp tục lịch trình khảo sát thực tế tại Vũ HánCa Covid-19 toàn cầu vượt 89 triệu, WHO kêu gọi nước giàu chia sẻ vaccine

Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bên khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh trong một cuộc họp báo rằng: “Chúng ta cần phải có một cảnh báo nghiêm khắc cho tất cả mọi người rằng đại dịch này sẽ bùng phát trở lại nếu chúng ta cho phép và chúng ta không thể để điều đó xảy ra”.

Tình hình dịch bệnh vẫn rất phức tạp, các nước không nên chỉ dựa vào tiêm chủng mà lơ là các biện pháp khác để chống lại đại dịch. Ảnh minh họa: TTXVN/Thời báo Tài chính Việt Nam Online

Cũng nhận định về vấn đề này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, sự gia tăng trở lại của các ca nhiễm là điều “đáng thất vọng, nhưng không đáng ngạc nhiên” và kêu gọi các nước không nới lỏng các biện pháp chống lại đại dịch.

Còn quá sớm để các quốc gia chỉ dựa vào chương trình tiêm chủng mà từ bỏ các biện pháp khác. Cụ thể, Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh: “Nếu các quốc gia chỉ dựa vào các chương trình tiêm chủng vaccine thì họ đã mắc sai lầm. Các biện pháp y tế cộng đồng cơ bản vẫn là nền tảng của những phản ứng chống lại đại dịch”.

Vị tổng giám đốc cũng lưu ý Ghana và Bờ biển Ngà đã trở thành những quốc gia đầu tiên bắt đầu tiêm chủng cho người dân theo liều lượng mà COVAX cung cấp.

Tuy nhiên, ông cũng chỉ trích các nước giàu về việc tích trữ vaccine và khẳng định đây là sự quan tâm và là trách nhiệm của mọi người đối với những người dễ bị tổn thương cần được bảo vệ trên toàn thế giới.

Ông Tedros chia sẻ: “Thật đáng buồn là vẫn có một số quốc gia tiếp tục ưu tiên cho những người trẻ khỏe mạnh hơn, có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn trong tổng dân số của họ thay vì tiêm chủng cho các nhân viên y tế và những người cao tuổi ở những nơi khác”.

Trong một nhận định có liên quan, Mike Ryan, chuyên gia về các vấn đề khẩn cấp hàng đầu của WHO cho biết, cuộc chiến toàn cầu chống lại COVID-19 hiện đang ở trạng thái tốt hơn so với 10 tuần trước, khi việc triển khai tiêm chủng vaccine bắt đầu. Nhưng còn quá sớm để nói rằng đại dịch đang trong tầm kiểm soát.

“Vấn đề là chúng ta đang kiểm soát đại dịch và đại dịch cũng đang kiểm soát chúng ta và ngay bây giờ, đại dịch đang được kiểm soát khá nhiều”, Tiến sĩ Mike Ryan nhấn mạnh.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/2 lên tiếng cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023, đánh dấu mức tăng 79% so với một năm trước đó.

Số ca mắc sởi tăng 79 trên toàn cầu
Thử nghiệm cho thấy vaccine sốt rét thứ hai có tính bảo vệ cao

Kết quả vừa được công bố từ một thử nghiệm quy mô lớn cho thấy loại vaccine sốt rét do Đại học Oxford và Viện Huyết thanh Ấn Độ phát triển - được gọi là R21, đã giúp ngăn ngừa khoảng 3/4 số ca sốt rét có triệu chứng ở trẻ nhỏ trong năm đầu tiên sau khi chúng được tiêm phòng.

Thử nghiệm cho thấy vaccine sốt rét thứ hai có tính bảo vệ cao
WHO kêu gọi đổi mới nỗ lực toàn cầu để loại bỏ các bệnh nhiệt đới bị lãng quên

Trong Ngày Thế giới phòng chống các bệnh nhiệt đới bị lãng quên năm nay (30/1/2024), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo, cộng đồng và các đối tác cùng đoàn kết và hành động để giải quyết và loại bỏ sự bất bình đẳng gây ra các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs).

WHO kêu gọi đổi mới nỗ lực toàn cầu để loại bỏ các bệnh nhiệt đới bị lãng quên
WHO: Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt ở châu Âu

Số ca mắc bệnh sởi đã tăng vọt ở châu Âu trong năm 2023 lên 42.200 ca, cao hơn gần gấp 45 lần so với một năm trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết; đồng thời kêu gọi các nỗ lực tiêm chủng khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan.

WHO Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt ở châu Âu
Return to top