Thế giới Thế giới
WHO: Nên nhường vaccine COVID-19 cho người trưởng thành và nước nghèo
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây cho biết, do trẻ em và thanh thiếu niên ít nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng, nên các quốc gia nên ưu tiên tiêm chủng cho người trưởng thành và chia sẻ vaccine cho Cơ chế COVAX để mang đến nguồn cung vaccine cho các nước nghèo hơn.
- » WHO theo dõi biến thể mới, nghiên cứu nọc rắn làm thuốc trị COVID-19
- » Hội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới thảo luận về đại dịch toàn cầu
- » WHO: Tiếp cận vaccine không công bằng là trở ngại trong chấm dứt đại dịch
- » WHO kêu gọi 23,4 tỷ USD giúp chấm dứt đại dịch COVID-19
- » WHO: Tổng số ca tử vong do COVID-19 ở châu Âu có thể vượt quá 2,2 triệu người
Cần ưu tiên cho những đối tượng rất cần được tiêm vaccine COVID-19. Ảnh minh họa: Bloomberg/Người Lao động
Hướng dẫn tạm thời của WHO được ban hành khi nhiều cơ quan quản lý của một số nước đã cho phép sử dụng một số loại vaccine nhất định cho trẻ em, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Ấn Độ và Israel, gần đây nhất vào tuần trước là Canada.
“Vì trẻ em và thanh thiếu niên có xu hướng mắc bệnh nhẹ hơn so với người lớn, trừ những ai nằm trong nhóm cơ nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng cao hơn, việc tiêm chủng cho những đối tượng dân số này sẽ ít khẩn cấp hơn so với người lớn tuổi, những người mắc các bệnh mãn tính và nhân viên y tế”, WHO thông tin.
Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trước những hạn chế về nguồn cung vaccine COVID-19, các chương trình tiêm chủng nên tập trung vào việc bảo vệ các nhóm có nguy cơ nhập viện và tử vong cao.
Trong một diễn biến liên quan, tính đến chiều 25/11, trên thế giới ghi nhận hơn 259 triệu ca nhiễm COVID-19, hơn 5 triệu ca tử vong và gần 235 triệu bệnh nhân đã bình phục sau nhiễm.
Tình hình dịch trên toàn cầu vẫn đang vô cùng phức tạp. Các quốc gia, đặc biệt là khu vực châu Âu vẫn đang gồng mình chống dịch.
Cụ thể, chính phủ Pháp ngày 25/11 sẽ đưa ra các biện pháp ngăn chặn COVID-19 lây lan khi tỷ lệ lây nhiễm tăng cao trên toàn quốc. Trong đó, Pháp muốn tránh triển khai những hạn chế lớn đối với cộng đồng, ưu tiên tăng cường các quy tắc giãn cách xã hội và đẩy mạnh chương trình tiêm chủng tăng cường. Thêm vào đó, chính phủ nước này cũng sẽ thắt chặt những quy định liên quan đến thẻ y tế.
Theo dữ liệu, tình hình dịch có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những ngày tới, với tỷ lệ giữa số ca mắc bệnh mỗi tuần trên 100.000 người sẽ tăng trên 200 trong một hoặc hai ngày tới.
Cho đến nay, mũi tiêm vaccine COVID-19 thứ 3 chỉ dành cho những người trên 65 tuổi và người dễ bị tổn thương. Song từ ngày 1/12, tiêm tăng cường vaccine cũng sẽ được triển khai cho những người từ 50 – 64 tuổi.
Cũng tương tự như Pháp, bất chấp khoảng 85% dân số trưởng thành Hà Lan đã được tiêm phòng đầy đủ 2 mũi vaccine COVID-19 cần thiết, song đến ngày 26/11, nước này cũng sẽ công bố các biện pháp mới để giải quyết số ca nhiễm tăng cao, gây áp lực lớn lên các bệnh viện.
Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Worldmeters)
- Nga khẳng định sẵn sàng giúp giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu (30/06)
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035 (29/06)
- Nhật Bản sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2023 tại Hiroshima (29/06)
- Trung Quốc cắt giảm một nửa thời gian cách ly bắt buộc đối với du khách quốc tế (29/06)
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn (29/06)
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70% (29/06)
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu (28/06)
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ” (28/06)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran
- Không ngừng vun đắp và gìn giữ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Campuchia
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7