Thế giới

WHO phân loại biến thể B.1.617 ở Ấn Độ là 'đáng lo ngại toàn cầu'

ClockThứ Ba, 11/05/2021 09:05
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phân loại biến thể B.1.617 phát hiện ở Ấn Độ là "biến thể đáng lo ngại" ở cấp toàn cầu. Trong diễn biến khác, hàng chục thi thể nghi của nạn nhân COVID-19 dạt vào bờ sông Hằng.

Virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đã đột biến hơn 6.600 lầnBrazil xuất hiện thêm biến thể mới của virus SARS CoV-2WHO cảnh báo khả năng vaccine có thể “đầu hàng” trước biến thể của SARS-CoV-2Biến thể Covid-19 tại Anh có thể là chủng vượt trội ở Mỹ vào cuối tháng 3 tới

Một phụ nữ đi ngang bức tranh vẽ trên tường với chủ đề liên quan COVID-19 ở thành phố Mumbai, Ấn Độ ngày 10-5 - Ảnh: REUTERS

Ngày 10/5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phân loại biến thể B.1.617 - biến thể của virus SARS-CoV-2 được xác định ở Ấn Độ - là "biến thể đáng lo ngại" cấp độ toàn cầu, theo Hãng tin Reuters.

"Chúng tôi phân loại đây là biến thể đáng lo ngại ở cấp toàn cầu" - bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19, phát biểu trước báo giới.

Bà cho biết: "Đang có một số thông tin cho thấy khả năng lây truyền đã tăng lên (của biến thể này)".

Theo Đài BBC, biến thể B.1.617 lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ vào tháng 10-2020. Biến thể này đã lan sang những nước khác, và nhiều quốc gia đã có biện pháp hạn chế người đến từ Ấn Độ.

Trong diễn biến liên quan, các quan chức Ấn Độ ngày 10-5 cho biết hàng chục thi thể được cho là của bệnh nhân COVID-19 đã trôi dạt vào bờ sông Hằng ở miền bắc Ấn Độ. Một số báo cáo truyền thông cho biết số thi thể trôi dạt có thể lên tới 100.

Theo Hãng tin AFP, ông Ashok Kumar, một quan chức địa phương, thông tin khoảng 40 thi thể đã trôi trên sông ở huyện Buxar gần ranh giới giữa Bihar và Uttar Pradesh, hai trong số những bang nghèo nhất của Ấn Độ.

"Chúng tôi đã chỉ đạo các quan chức liên quan xử lý toàn bộ số thi thể này bằng cách chôn cất hoặc hỏa táng" - ông Kumar chia sẻ với AFP.

Người dân địa phương tin rằng những thi thể trên đã bị thả xuống sông do các địa điểm hỏa táng quá tải hoặc vì người nhà không có đủ củi để hỏa táng. "Đây là điều khiến chúng tôi bị sốc" - một người dân địa phương tên Kameshwar Pandey nói với AFP.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/2 lên tiếng cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023, đánh dấu mức tăng 79% so với một năm trước đó.

Số ca mắc sởi tăng 79 trên toàn cầu
Ấn Độ có thể trở thành trung tâm toàn cầu lớn về năng lượng tái tạo

Ấn Độ có thể “thúc đẩy đáng kể” quá trình chuyển đổi toàn cầu sang năng lượng sạch hơn, nếu yêu cầu gia nhập Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) của nước này được chấp thuận, Đại sứ Ấn Độ tại Pháp Jawed Ashraf nói với Tạp chí Nikkei Asia trong một cuộc phỏng vấn ngày 16/2.

Ấn Độ có thể trở thành trung tâm toàn cầu lớn về năng lượng tái tạo
Return to top