Thế giới

WHO phát động chiến dịch chống lại nguồn tin sai lệch về virus corona

ClockThứ Ba, 04/02/2020 07:45
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 3/2 cho biết họ đang làm việc suốt ngày đêm với các ông lớn về truyền thông xã hội nhằm đối phó với sự lan truyền chóng mặt của những tin tức sai lệch xung quanh dịch virus corona.

WHO: Phải tin tưởng, ủng hộ tiến trình đối phó virus Corona của Trung QuốcHàn Quốc: Các cửa hàng bán lẻ đóng cửa do virus coronaIMF: Virus corona có nguy cơ làm giảm tốc kinh tế toàn cầuCơn sốt khẩu trang do virus corona trên toàn cầuViêm phổi cấp chưa qua, Hồ Nam lại bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1

Chưa chết vì virus corona, đã chết vì lây lan thông tin sai lệch. Ảnh minh họa: Reuters/Tuổi trẻ

Cảnh báo về những nguy hiểm gây nên do “việc lan truyền tin đồn và thông tin sai lệch” khi Trung Quốc đã và đang chứng kiến số lượng ca tử vong và lây nhiễm virus corona tăng cao, người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định: “Chúng tôi đang làm việc với Google để đảm bảo mọi người khi tra cứu thông tin về virus corona sẽ luôn nhìn thấy thông tin của WHO trên top kết quả tìm kiếm. Các nền tảng truyền thông xã hội bao gồm Twitter, Facebook, Tencent hay Tiktok cũng triển khai hành động ngăn chặn sự lan truyền của thông tin sai lệch”.

Trong bài phát biểu của mình, lãnh đạo Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng thông tin rằng số ca tử vọng gây nên do virus corona ở Trung Quốc đã chạm mốc hơn 360 người, vượt hơn cả số người tử vong gây nên do Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) cũng tại nước này trong giai đoạn 2002 – 2003.

Tính đến ngày 3/2, số trường hợp xác nhận lây nhiễm virus ở Trung Quốc cũng tăng chóng mặt với hơn 17.200 ca. Trong ngày này, thêm 57 người đã tử vong. Đây là thời điểm ghi nhận số người tử vong tăng cao nhất kể từ khi virus corona xuất hiện ở Vũ Hán hồi cuối năm 2019.

Mặc dù chính phủ các nước đã ra áp lệnh cấm du lịch khắt khe chưa từng có đối với người dân đến từ Trung Quốc, song dịch bệnh vẫn lây lan đến 24 quốc gia trên toàn cầu. Trường hợp tử vong do virus corona đầu tiên ngoài Trung Quốc được xác nhận tại Philippines vào cuối tuần qua.

Vừa qua, WHO cảnh báo rằng dịch virus corona đã đi kèm với một “dịch bệnh khổng lồ”, được định nghĩa là sự dư thừa về thông tin – gồm một số thông tin chính xác, một số thì không. Điều này gây ra sự khó khăn cho người dân khi chọn nguồn tin đáng và những hướng dẫn đáng tin cậy lúc họ cần.

Là một trong những động thái đối phó với vấn đề này, WHO đã có các nhóm về nguy cơ truyền thông xã hội “làm việc 24/24 để xác định những tin đồn phổ biến nhất có khả năng gây hại đến sức khỏe cộng đồng, đơn cử như các biện pháp phòng bệnh và chữa bệnh giả”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/2 lên tiếng cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023, đánh dấu mức tăng 79% so với một năm trước đó.

Số ca mắc sởi tăng 79 trên toàn cầu
Thử nghiệm cho thấy vaccine sốt rét thứ hai có tính bảo vệ cao

Kết quả vừa được công bố từ một thử nghiệm quy mô lớn cho thấy loại vaccine sốt rét do Đại học Oxford và Viện Huyết thanh Ấn Độ phát triển - được gọi là R21, đã giúp ngăn ngừa khoảng 3/4 số ca sốt rét có triệu chứng ở trẻ nhỏ trong năm đầu tiên sau khi chúng được tiêm phòng.

Thử nghiệm cho thấy vaccine sốt rét thứ hai có tính bảo vệ cao
WHO kêu gọi đổi mới nỗ lực toàn cầu để loại bỏ các bệnh nhiệt đới bị lãng quên

Trong Ngày Thế giới phòng chống các bệnh nhiệt đới bị lãng quên năm nay (30/1/2024), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo, cộng đồng và các đối tác cùng đoàn kết và hành động để giải quyết và loại bỏ sự bất bình đẳng gây ra các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs).

WHO kêu gọi đổi mới nỗ lực toàn cầu để loại bỏ các bệnh nhiệt đới bị lãng quên
Return to top