Thế giới

WHO: Số ca nhiễm biến thể Omicron tăng gấp đôi trong một ngày rưỡi đến 3 ngày

ClockChủ Nhật, 19/12/2021 08:25
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 18/12 thông tin, biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19 đã được ghi nhận ở 89 quốc gia và vùng lãnh thổ; đáng chú ý, số ca nhiễm biến thể này đang tăng gấp đôi chỉ từ một ngày rưỡi đến 3 ngày ở các khu vực xuất hiện lây nhiễm trong cộng đồng.

Khả năng đại dịch COVID-19 có thể kéo dài đến năm 2023Ca tử vong đầu tiên vì Omicron và câu chuyện về quyên góp vaccine ở châu Á

Người dân ở thủ đô London, Vương quốc Anh đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Trước đó vào ngày 26/11, WHO đã xác định Omicron là một “biến thể đáng lo ngại”, ngay sau khi biến thể này được phát hiện lần đầu tiên. Theo cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc (LHQ), vẫn còn nhiều điều chưa biết về biến thể này, bao gồm cả mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh mà biến thể Omicron gây ra.

Ngoài ra, WHO cũng lên tiếng cảnh báo, trong khi số ca nhiễm gia tăng rất nhanh chóng, các bệnh viện ở một số nơi có thể bị quá tải. “Tỷ lệ nhập viện ở Vương quốc Anh và Nam Phi tiếp tục gia tăng, và với số lượng ca bệnh tăng nhanh, có khả năng nhiều hệ thống chăm sóc sức khỏe nhanh chóng trở nên quá tải”, WHO lưu ý thêm.

*Trong một động thái liên quan, WHO vừa phê duyệt vaccine Covovax ngừa COVID-19 và đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp, nâng tổng số các loại vaccine được phê duyệt để chống lại đại dịch COVID-19 lên 9 loại vaccine.

Cụ thể, vaccine Covovax được sản xuất bởi Viện Huyết thanh của Ấn Độ, dưới sự cấp phép của Công ty dược phẩm Novavax. Loại vaccine này sẽ là một phần trong danh mục vaccine của Cơ chế chia sẻ công bằng vaccine toàn cầu (COVAX), qua đó thúc đẩy các nỗ lực tiêm chủng cho nhiều người hơn ở những quốc gia có thu nhập thấp hơn.

Trợ lý Tổng Giám đốc WHO về Tiếp cận Thuốc và Sản phẩm Y tế, bà Mariângela Simão cho biết: “Ngay cả khi các biến thể mới xuất hiện, vaccine vẫn là một trong những công cụ hiệu quả nhất để bảo vệ mọi người chống lại tình trạng bệnh nặng và tử vong do virus SARS-COV-2”.

WHO hy vọng loại vaccine mới do Ấn Độ sản xuất sẽ tăng khả năng tiếp cận, đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp hơn; 41 quốc gia trong số đó vẫn chưa thể chủng ngừa cho 10% dân số của họ, trong khi 98 quốc gia vẫn chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng 40%, bà Mariângela Simão nói thêm.

Cũng theo cơ quan y tế của LHQ, quy trình liệt kê sử dụng khẩn cấp (EUL) của WHO đánh giá chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của các loại vaccine. Việc phê duyệt cũng cho phép các quốc gia xúc tiến quy trình quản lý của riêng họ.

Được biết, Nhóm Cố vấn Kỹ thuật cho Danh sách Sử dụng Khẩn cấp (TAG-EUL), do WHO triệu tập và bao gồm các chuyên gia đến từ khắp nơi trên thế giới, đã xác định loại vaccine này đáp ứng các tiêu chuẩn của WHO về bảo vệ chống lại COVID-19, lợi ích của vaccine vượt xa bất kỳ rủi ro nào, và có thể được sử dụng trên toàn cầu.

Vaccine Covovax cần 2 liều và duy trì ổn định ở nhiệt độ từ 2 - 8 độ C.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters & UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4/2024

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán nhằm hoàn tất một hiệp ước về đại dịch trong thời gian từ ngày 29/4 - 10/5 tới đây. Quyết định này được đưa ra sau 2 tuần thảo luận chuyên sâu do các quốc gia chủ trì về những chủ đề quan trọng nhằm giúp tất cả các quốc gia trên thế giới chuẩn bị tốt hơn, cũng như có khả năng ứng phó một cách hiệu quả và công bằng trước các đại dịch trong tương lai.

Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4 2024
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
Return to top