Thế giới

WHO thử nghiệm 3 loại thuốc điều trị COVID-19

ClockThứ Năm, 12/08/2021 11:45
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố thử nghiệm quốc tế 3 loại thuốc Artesunate, Imatinib và Infliximab để tìm hiểu chúng có cải thiện tình trạng của bệnh nhân COVID-19 nhập viện hay không.

Singapore tìm ra cách kết hợp thuốc trị COVID-19 nhẹ, trung bìnhNhật thử nghiệm thuốc trị COVID-19 ngày uống một viênBệnh viện quá tải, Indonesia điều trị từ xa cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhẹ

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở bang Louisiana, Mỹ - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin AFP, 3 loại thuốc này sẽ được thử nghiệm trên hàng ngàn bệnh nhân tình nguyện tại hơn 600 bệnh viện ở 52 quốc gia.

"Việc tìm kiếm các phương pháp điều trị hiệu quả và dễ tiếp cận cho bệnh nhân COVID-19 vẫn là một nhu cầu quan trọng" - Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

Artesunate là thuốc điều trị sốt rét ác tính; Imatinib là thuốc sử dụng cho một số bệnh ung thư và Infliximab là thuốc điều trị rối loạn hệ thống miễn dịch.

Nghiên cứu cho phép thử nghiệm nhiều phương pháp điều trị bằng cách dùng một phác đồ duy nhất, từ đó có thể ước tính tác động của thuốc đối với tỉ lệ tử vong.

Các loại thuốc được một hội đồng chuyên gia độc lập lựa chọn vì tiềm năng của chúng trong việc giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 nhập viện.

Cuộc thử nghiệm WHO công bố ngày 11-8 là giai đoạn 2. Trước đó, WHO đã thử nghiệm 4 loại thuốc Remdesivir, Hydroxychloroquine, Lopinavir và Interferon với sự tham gia của gần 13.000 bệnh nhân tại 500 bệnh viện trên 30 quốc gia.

Kết quả tạm thời công bố vào tháng 10-2020 cho thấy 4 loại thuốc kể trên có ít hoặc không ảnh hưởng tới bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện. Kết quả cuối cùng sẽ ra mắt vào tháng tới.

Theo số liệu từ worldometers, đã có hơn 205 triệu người mắc COVID-19 và 4,3 triệu người tử vong kể từ khi dịch bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12-2019.

Ca bệnh toàn thế giới đạt mốc 200 triệu chỉ 6 tháng sau trường hợp thứ 100 triệu. Tổng giám đốc WHO cho rằng ca bệnh thực tế còn "cao hơn nhiều".

"Việc chúng ta có tiến tới mức 300 triệu người mắc COVID-19 hay không và chúng ta đến đó nhanh như thế nào phụ thuộc vào tất cả chúng ta. Với quỹ đạo hiện tại, chúng ta có thể vượt 300 triệu ca vào đầu năm tới. Nhưng chúng ta có thể thay đổi điều đó", ông Tedros nói.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4/2024

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán nhằm hoàn tất một hiệp ước về đại dịch trong thời gian từ ngày 29/4 - 10/5 tới đây. Quyết định này được đưa ra sau 2 tuần thảo luận chuyên sâu do các quốc gia chủ trì về những chủ đề quan trọng nhằm giúp tất cả các quốc gia trên thế giới chuẩn bị tốt hơn, cũng như có khả năng ứng phó một cách hiệu quả và công bằng trước các đại dịch trong tương lai.

Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4 2024
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
Return to top