ClockThứ Bảy, 11/03/2017 06:44

WHO: Vẫn cần duy trì cảnh giác cao với virus Zika

TTH.VN - Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày hôm qua (10/3), đưa ra hướng dẫn mới về virus có liên quan đến dị tật bẩm sinh và thần kinh ở trẻ nhỏ rằng, mặc dù đã sự suy giảm số trường hợp nhiễm virus Zika ở một số quốc gia, nhưng vẫn cần phải duy trì cảnh giác cao đối với loại virus nguy hiểm này.

WHO kêu gọi tiến hành các biện pháp mạnh ứng phó với Zika ở Đông Nam ÁMyanmar xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus ZikaThái Lan xác nhận 2 trường hợp đầu nhỏ đầu tiên liên quan ZikaLHQ duy trì cảnh báo tình trạng y tế công cộng khẩn cấp về ZikaMỹ: Nhà Trắng chi 81 triệu USD để nghiên cứu chống ZikaCanada sắp thử nghiệm vaccine Zika đầu tiên trên người

Bà mẹ bế đứa con nhỏ 4 tháng tuổi mắc bệnh Zika ở Brazil. Ảnh: UN

Dữ liệu mới của WHO cũng liệt kê các quốc gia có muỗi Aedes aegypti, nhưng chưa ghi nhận sự xuất hiện của virus Zika. Muỗi Aedes aegypti - loại côn trùng được xem là công cụ lan truyền chính của bệnh, cho đến nay đã được xác định tại hơn 80 quốc gia trên thế giới.

Nói tóm lại, WHO kết luận rằng, việc đánh giá rủi ro trên toàn cầu không thay đổi và "virus Zika vẫn tiếp tục lây lan về mặt địa lý tới các khu vực có các vector thích hợp".

Dữ liệu hiện tại cho biết thêm rằng, có 70 quốc gia nằm trong danh sách những nước được coi là có "nguy cơ" nhiễm bệnh. Đây là những quốc gia không có dấu hiệu của virus Zika, nhưng là nơi có muỗi Aedes aegypti - phương tiện truyền bệnh chính của virus.

Phát biểu tại Geneva, Giám đốc Kỹ thuật của WHO Monika Gehner nói: "Hướng dẫn mới hữu ích với chúng ta vì bây giờ chúng ta có thể đánh giá rủi ro một cách chính xác hơn. Hiện, ngay cả khi bạn không nhiễm Zika, nhưng nếu nơi bạn sống có muỗi Aedes aegypti, bạn vẫn có nguy cơ lây truyền virus Zika".

Bà đã nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh du lịch toàn cầu đang lan rộng, "một du khách bị nhiễm virus Zika có thể đi đến một khu vực ở một quốc gia nào đó và khi có muỗi Aedes aegypti tồn tại, nó có thể truyền cho người khác. "

Mục tiêu hướng dẫn mới này của WHO không phải là để lan truyền báo động mà thay vào đó, là kêu gọi các chính phủ cần hành động nhiều hơn nữa để ngăn chặn sự lây lan của Zika. Điều này đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ hơn về muỗi và nghiên cứu các ca nghi ngờ nhiễm  Zika, cũng như có kỹ thuật chẩn đoán tốt hơn và ban hành những lời khuyên về sức khoẻ cập nhật cho các cộng đồng và du khách có nguy cơ mắc bệnh.

Bảo Nghi (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4/2024

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán nhằm hoàn tất một hiệp ước về đại dịch trong thời gian từ ngày 29/4 - 10/5 tới đây. Quyết định này được đưa ra sau 2 tuần thảo luận chuyên sâu do các quốc gia chủ trì về những chủ đề quan trọng nhằm giúp tất cả các quốc gia trên thế giới chuẩn bị tốt hơn, cũng như có khả năng ứng phó một cách hiệu quả và công bằng trước các đại dịch trong tương lai.

Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4 2024
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/2 lên tiếng cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023, đánh dấu mức tăng 79% so với một năm trước đó.

Số ca mắc sởi tăng 79 trên toàn cầu
Return to top