Thế giới Thế giới
WMO chính thức đưa năm 2021 vào top 7 năm nóng nhất từng được ghi nhận
TTH.VN - Cơ quan thời tiết của Liên Hiệp Quốc cho biết, năm 2021 nằm trong danh sách 7 năm nóng nhất từng được ghi nhận, và cũng là năm thứ 7 liên tiếp khi nhiệt độ toàn cầu cao hơn 1 độ C so với mức tiền công nghiệp; tiến gần hơn đến giới hạn được quy định trong Thỏa thuận Paris về Biến đổi Khí hậu năm 2015.
- » Năm 2020 có thể là năm nóng thứ hai trong lịch sử
- » Nắng nóng bất thường được ghi nhận ở nhiều khu vực trên thế giới
- » Nóng lên toàn cầu có thể làm giảm đến 64% GDP của các nước đang phát triển
- » Thời tiết khắc nghiệt gây thiệt hại hơn 170 tỷ USD năm 2021
- » Kết thúc năm 2021, điểm lại 10 sự kiện khí hậu nổi bật nhất năm
Năm 2021 là một trong bảy năm nóng nhất lịch sử. Ảnh: Getty
Sử dụng 6 bộ dữ liệu quốc tế từ các tổ chức khác nhau nhằm “đảm bảo việc đánh giá nhiệt độ một các toàn diện và đáng tin cậy nhất”, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) khẳng định năm 2021 vẫn là một trong bảy năm nóng nhất trong lịch sử, mặc dù nhiệt độ trung bình toàn cầu tạm thời được hạ nhiệt bởi các sự kiện La Nina trong giai đoạn 2020-2022.
La Nina, thường gây ra những tác động ngược lại với hiện tượng nóng lên El Nino, thường xảy ra từ 2 đến 7 năm một lần, nhưng hiện đã xảy ra 2 lần kể từ năm 2020.
Theo WMO, hiện tượng nóng lên toàn cầu và các xu hướng biến đổi khí hậu dài hạn khác dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra do lượng khí nhà kính trong khí quyển vẫn ở mức cao kỷ lục.
Nhiệt độ trung bình toàn cầu vào năm 2021 cao hơn khoảng 1,11 độ C (sai số giao động trong khoảng 0,13 độ C) so với mức nhiệt ở thời kỳ tiền công nghiệp. Thỏa thuận Paris kêu gọi tất cả các quốc gia nỗ lực hướng tới việc kiềm chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 1,5 độ C, thông qua các hành động khí hậu phối hợp và các đóng góp thực tế do quốc gia quyết định.
WMO cho biết kể từ những năm 1980, mỗi thập kỷ đều ấm hơn so với thập kỷ trước và “điều này dự kiến sẽ còn tiếp tục”.
Bảy năm nóng nhất đều nằm trong giai đoạn 2015-2021, trong đó 3 vị trí hàng đầu rơi vào các năm 2016, 2019 và 2020.
“Các sự kiện La Nina liên tiếp khiến cho sự nóng lên trong năm 2021 tương đối ít rõ rệt hơn so với những năm gần đây. Mặc dù vậy, năm 2021 vẫn ấm hơn những năm trước”, Tổng thư ký WMO - Giáo sư Petteri Taalas khẳng định, đồng thời cho rằng sự nóng lên tổng thể trong thời gian dài do sự gia tăng khí nhà kính hiện lớn hơn nhiều so với sự thay đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu hàng năm do các tác nhân khí hậu tự nhiên gây ra.
Các bộ dữ liệu có sự khác biệt nhỏ trong đánh giá về vị trí xếp hạng của năm 2021 trong 7 năm nóng nhất, với C3S xếp năm 2021 ở vị trí thứ 5, NOAA xếp ở vị trí thứ 6 và các tổ chức khác cho rằng năm 2021 đứng thứ 7 trong 7 năm qua.
Theo WMO, sự khác biệt nhỏ giữa các bộ dữ liệu này thể hiện biên độ sai số khi tính toán nhiệt độ trung bình toàn cầu.
Nhưng cho dù 2021 là năm mát nhất trong số 7 năm nóng nhất lịch sử, thì nó vẫn được đánh dấu bởi một loạt các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt liên quan đến sự ấm lên toàn cầu.
“Năm 2021 sẽ được ghi nhớ với nhiệt độ kỷ lục gần 50 độ C ở Canada, tương đương với mức nhiệt được ghi nhận ở sa mạc Sahara nóng bỏng; các trận mưa bão và lũ lụt chết người từ châu Á tới châu Âu; cũng như các đợt hạn hán nghiêm trọng tại các khu vực ở châu Phi và Nam Mỹ”, người đứng đầu WMO cho biết thêm. Cũng theo Giáo sư Taalas, biến đổi khí hậu và các hiểm họa liên quan đến thời tiết đã gây ra những tác động làm thay đổi cuộc sống và tàn phá nhiều cộng đồng trên mọi lục địa.
Các chỉ số chính khác về sự nóng lên toàn cầu bao gồm nồng độ khí nhà kính, hàm lượng nhiệt của đại dương (OHC), mức độ pH của đại dương (mức độ axit), mực nước biển trung bình toàn cầu, khối lượng băng và quy mô băng biển.
WMO cho biết các số liệu về nhiệt độ sẽ được đưa vào báo cáo cuối cùng về Tình trạng Khí hậu năm 2021, sẽ được phát hành vào tháng 4 năm nay.
Bảo Nghi (Lược dịch từ UN)
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay (17/05)
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước (17/05)
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày (17/05)
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ (17/05)
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế (17/05)
- Thủ tướng Pháp từ chức (17/05)
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao (16/05)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào (16/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'
- Nhật Bản có kế hoạch nâng giới hạn nhập cảnh lên 20.000 người/ngày
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Hoa Kỳ