Thế giới

WMO: Giảm phát thải khí nhà kính trong dịch COVID-19 chỉ mang tính ngắn hạn

ClockThứ Năm, 23/04/2020 15:12
TTH.VN - Sự sụt giảm lượng phát thải khí nhà kính liên quan đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đại dịch COVID-19 chỉ mang tính ngắn hạn, người đứng đầu tổ chức thời tiết của LHQ hôm qua (22/4) khẳng định.

Thái Lan: Bãi biển vắng khách vì COVID-19, rùa hiếm kéo về làm tổTrung Quốc giảm 100 triệu tấn khí thải trong dịch COVID-19

Hoạt động công nghiệp giảm do dịch COVID-19 khiến lượng CO2 toàn cầu giảm. Ảnh: GETTY IMAGES/Tuoitre

Giáo sư Petteri Taalas, Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết, do đại dịch COVID-19, lượng khí thải carbon dioxide đã giảm từ 5,5%-5,7%; nhưng rất tiếc, tin tốt này chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi sau đại dịch, WMO dự báo lượng khí thải sẽ trở lại như bình thường, thậm chí còn có thể gia tăng.

Theo dữ liệu mới nhất từ ​​WMO được công bố nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Trái đất (22/4), mức độ carbon dioxide (CO2) và các khí nhà kính khác trong khí quyển đã tăng lên một mức cao kỷ lục mới vào năm ngoái.

Báo cáo Khí hậu Toàn cầu 2015-2019 cho thấy, mức độ carbon dioxide từ năm 2015 đến 2019 cao hơn 18% so với 5 năm trước đó. Khí gas vẫn tồn tại trong bầu khí quyển và đại dương trong nhiều thế kỷ. Điều này có nghĩa là tình trạng biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục diễn ra trên thế giới, bất chấp việc phát thải đã tạm thời sụt giảm trong thời kỳ dịch bệnh.

Lượng khí thải carbon giảm phản ánh sự sụt giảm mức độ ô nhiễm không khí thông thường từ khí thải xe hơi và năng lượng nhiên liệu hóa thạch, như các hạt oxit nitơ (N2O).

Trong những tuần qua, chất lượng không khí ở các thành phố lớn và các khu vực công nghiệp hóa ở một số nơi trên thế giới đã được cải thiện đáng kể, như nhiều thành phố vốn nổi tiếng ô nhiễm ở Trung Quốc, Ấn Độ, hay ở Thung lũng Po phía bắc Italy - một trong những khu vực ô nhiễm nhất ở châu Âu

Với thực tế là 50 năm qua đã chứng kiến ​​các dấu hiệu của biến đổi khí hậu cùng với những tác động đi kèm với tốc độ nguy hiểm, Tổng thư ký WMO nhấn mạnh rằng, trừ khi thế giới có thể giảm thiểu biến đổi khí hậu, nếu không nó sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe dai dẳng, nạn đói và mất khả năng nuôi sống dân số đang ngày càng tăng trên thế giới, đồng thời cũng sẽ gây ra những tác động lớn hơn đối với kinh tế học.

Kể từ Ngày Trái đất đầu tiên vào năm 1970, nồng độ carbon dioxide đã tăng 26% và nhiệt độ trung bình của thế giới đã tăng 0,86 độ C. Hành tinh này cũng nóng hơn 1.1C so với thời kỳ tiền công nghiệp và xu hướng này dự kiến ​​sẽ tiếp tục diễn ra.

Trong báo cáo mới nhất cảnh báo về tác động của biến đổi khí hậu, cơ quan Liên Hợp Quốc xác nhận rằng 5 năm qua là những năm nóng kỷ lục từng được ghi nhận. Tuy nhiên, sự nóng lên này diễn ra không đồng đều, với châu Âu chứng kiến ​​sự biến đổi cao nhất trong thập kỷ qua (tăng khoảng 0,5C), trong khi Nam Mỹ trải qua ít biến đổi nhất. Song song đó, nhiệt độ đại dương và mực nước biển cũng gia tăng, tình trạng băng tan diễn ra ở cả Bắc Cực và Nam Cực, với lượng băng tan trong 5 năm qua cao gấp 5 lần so với những năm 1970.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Devdiscourse​)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn

Các cộng đồng nông thôn trên toàn thế giới đang phải vật lộn với những thách thức ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra. Khi thiên tai xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, các điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt hơn, gánh nặng đối với những cộng đồng này càng tăng lên. Tuy nhiên, phụ nữ là người phải chịu gánh nặng nặng nề nhất từ những tác động này, bao gồm cả những tổn thất đáng kể về tài chính.

Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn
Return to top