ClockThứ Bảy, 20/08/2016 13:59

Xa dần tiếng hát ru

TTH - “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn” Những câu hát ru êm ái, dịu ngọt theo con mãi cuộc đời. Giờ đây, hát ru không còn hiện diện trong đời sống hiện đại.

Bà là kho tàng truyện cổ tích và hát ru, là tuổi thơ của cháu

Hát ru, hình thành nhân cách trẻ

Chẳng ai biết hát ru có từ khi nào, chỉ biết rằng từ đời này qua đời khác, từ đồng bằng đến miền núi, miền ngược đến miền xuôi, không phân biệt sang hèn, không thể thiếu bên cánh võng, vành nôi và đôi tay trìu mến của mẹ. Ca từ hát ru mộc mạc, trong trẻo. Nhạc điệu phụ thuộc vào cảm hứng, mỗi bà mẹ lại có cách hát khác nhau.

Bao năm trôi qua, những lời hát ru của mẹ là hành trang mang nỗi nhớ của tình mẫu tử, tình yêu quê hương, đất nước và những con người bình dị. Bạn Nhiên Phượng, sinh viên Trường đại học Khoa học Huế chia sẻ: “Có lần, thấy mẹ hát ru cháu ngoại, mình mới buột miệng hỏi ngày xưa mẹ có hát ru con không, sao con không nhớ gì cả. Mẹ bảo nếu không ru thì sao mày nín khóc để ngủ, hồi đó bé tí làm gì mà nhớ được. Lúc đó, mình mới biết thì ra mình cũng lớn lên từ tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ.

Xa dần tiếng hát ru

Gần đây, tiếng hát ru đã xa vắng dần. Các bà mẹ trẻ dường như không biết điều đó, họ chẳng biết hát ru hoặc chỉ ê a vài câu, thậm chí là cho con nghe hát ru qua băng đĩa. Có trường hợp các thể loại nhạc rap, hip hop… cũng được các ông bố bà mẹ trẻ cho con “thưởng thức” miễn sao con ngủ được (!). Cuộc sống hiện đại hối hả với những lo toan tất bật, phụ nữ thời đại nay ngoài việc chăm sóc gia đình còn tham gia lao động sản xuất, thời gian dành cho gia đình đã dần bị thu hẹp. Thêm vào đó, không thể phủ nhận rằng vốn liếng ca dao dân ca của một bộ phận giới trẻ bây giờ không thể phong phú bằng ông cha thế hệ trước được. Bà Nguyễn Thị Thanh (TP. Huế) làm giúp việc chăm trẻ cho nhiều gia đình. Bà ít học nhưng bà lại biết rất nhiều điệu hát ru, chỉ cần nghe tiếng à ơi của bà, đứa trẻ đang quấy khóc cũng dần lịm vào giấc ngủ ngon lành. Bà bộc bạch: “Các bà mẹ trẻ không hát ru con, toàn là mở điện thoại để con nghe nhạc. Ngày xưa mẹ tôi hay ru các em nên tôi thuộc lúc nào không biết. Rồi đến khi làm mẹ tôi cũng hát ru con, giờ lại ru cháu… Ra đây giúp việc tôi vẫn hát ru những đứa trẻ, chúng thường ngủ rất ngon”.

Tiếng hát ru dần bị các bà mẹ trẻ lãng quên, không gian văn hóa truyền thống vắng dần trong mỗi gia đình. Để dung hòa được giữa giá trị truyền thống và hội nhập văn hóa, cần sự tuyên truyền của các hội, ban ngành thông qua các cuộc thi, các trò chơi tìm hiểu, đồng thời cần sự chung tay của các bà mẹ trẻ để khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, bảo tồn, gìn giữ kho tàng các giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ sau.

Chị Phạm Thị Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh cho hay: “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn” - hát ru là bài giáo dục âm nhạc đầu tiên mà người mẹ truyền sang cho đứa con của họ. Hát ru đang dần bị mai một. Những năm gần đây, Hội LHPN tỉnh đã có tổ chức một số cuộc thi hát ru cũng như một số hoạt động để khôi phục hát ru nhằm khơi dậy văn hóa truyền thống, giúp các bà mẹ có những kiến thức cần thiết khi nuôi con”.

Bài, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Khu vườn cổ tích” của tuổi thơ nơi biên giới

Cơ sở vật chất cũ xuống cấp trầm trọng, Trường mầm non Bắc Sơn (xã Trung Sơn, A Lưới) được trang bị cơ sở mới tọa lạc tại thôn A Đeng Pleng 2. Chỉ trong thời gian ngắn, tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đoàn kết, nỗ lực 200%, đã xây dựng được cảnh quan môi trường đảm bảo, xanh tươi, thực sự là “khu vườn cổ tích” cho tuổi thơ nơi xã biên giới.

“Khu vườn cổ tích” của tuổi thơ nơi biên giới
Chạy còng

Trang bị gọn ghẽ với đèn pin, chiếc xẻng, một cái que dài tầm 1m, bao đựng, bấy nhiêu đó là đủ để có những cuộc rượt đuổi còng thú vị vào ban đêm.

Chạy còng
Sân bóng “ruộng” tuổi thơ

Chiều nay, đưa lũ trẻ về quê thăm ông bà. Đi ngang qua con đường làng thân thuộc, vô tình bắt gặp một trận bóng đá sôi động với bầu không khí vô cùng nhộn nhịp ở trên một cánh đồng lúa vừa gặt còn nguyên đó những gốc rạ. Nhìn các cháu say sưa theo nhau tranh trái bóng, trong tôi lại mường tượng ra những người bạn cùng trang lứa, cũng đã từng có những trận cầu nảy lửa trên sân "ruộng" ngày nào.

Sân bóng “ruộng” tuổi thơ
Mùa dừa

Trong ký ức tuổi thơ của tôi, vào những ngày hè nắng đổ lửa như thế này, thể nào ba tôi cũng lúi húi ra nương chuối. Ông nhặt nhạnh những tàu lá chuối đã khô, róc lấy sống lá nhúng nước cho dai và đan thành chiếc nài chắc nịch để trèo dừa.

Mùa dừa

TIN MỚI

Return to top