ClockThứ Bảy, 27/08/2011 15:37

Xã hội hoá Festival Huế

TTH - Kể từ Festival Huế lần thứ nhất (năm 2000) đến nay, Thừa Thiên Huế đã tổ chức được 6 kỳ Festival. Tuy mức độ khác nhau, nhưng dư luận chung của quần chúng nhân dân đều cho rằng, các Festival được tổ chức ở Huế đều thành công. Một trong những nguyên nhân là đã xã hội hoá Festival Huế. Đây vừa là nguyên nhân, cũng vừa là kết quả trong việc tổ chức Festival.

Xã hội Festival được thể hiện như thế nào? Để tổ chức thành công lễ hội có quy mô lớn, có tầm cỡ quốc tế có vô số việc phải làm. Điều cốt lõi nhất là phải nói cho dân biết, làm việc cho dân làm, không để cho người dân đứng ngoài cuộc. Festival Huế là lễ hội của người dân Huế. Họ là chủ nhân của Festival. Giai đoạn đầu có thể đứng ngoài nhưng sau đó, người dân càng ngày sẽ càng thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình. Vấn đề là phải biết phân định đâu là công việc của dân và đâu là công việc của Nhà nước. Nếu phân tích cho kỹ thì việc xã hội hoá Festival chính là việc làm đầu tiên và cũng là việc làm kết thúc của mỗi kỳ Festival.  

Người ngoài đến với Festival Huế có những mục đích khác nhau, vừa để tham dự lễ hội, vừa để tham quan du lịch, cũng vừa để thưởng thức văn hoá ẩm thực nổi tiếng xứ Huế. Đáng tiếc là một số doanh nghiệp mà biểu hiện rõ rệt nhất là các chủ nhà hàng, khách sạn lại cứ tưởng rằng đây là cơ hội để “móc túi” khách dự lễ hội và tham quan du lịch. Họ đã quên rằng, tham dự Festival cũng chính cơ hội để cho khách du lịch đến Huế có cơ hội khám phá văn hoá Huế và nghệ thuật sống của con người Huế. “Chợ quê ngày hội” là một ví dụ điển hình về văn hoá xứ Huế. Đây cũng là biểu tượng về thôn quê Việt Nam, vừa có nét văn hoá truyền thống, vừa có sự kết hợp với văn hoá hiện đại. Tuy ở trong một không gian lớn, nhưng chính các hoạt động văn hoá đã góp phần làm thức dậy một miền quê ven đô Huế giàu truyền thống và bản sắc văn hoá. Từ chợ quê, chiếc cầu ngói Thanh Toàn và cả con sông nhỏ cũng đều góp phần làm cho ngày vui thêm đậm đà. Hỏi ai làm thì câu trả lời là đều do dân làm. Hoá ra, khi người dân đã nhận thức đúng thì họ sẵn sàng tham gia, kể cả vật chất lẫn tinh thần. Đó chính là bí quyết thành công của việc xã hội hoá Festival.

Từ nay đến tháng tư năm 2012 khai mạc Festival Huế 2012 còn nhiều việc phải làm, cả đối ngoại và đối nội. Chúng ta hãy cùng chia sẻ những khó khăn đối với những người tổ chức Festival. Họ đã có quá nhiều kinh nghiệm, nhưng không có va vấp nào giống va vấp nào. Nhiều áp lực dồn đến với những người tổ chức Festival. Trong hàng chục bài học được rút ra từ các kỳ Festival trước đó thì nổi lên hàng đầu là bài học về xã hội hoá Festival. Nghĩa là, việc gì mà người dân làm tốt hơn thì hãy giao cho dân; hay nói cách khác, đừng để người dân Huế đứng ngoài cuộc các lễ hội của Huế.

Xã hội hoá là làm cho Festival Huế sâu hơn, rộng hơn, xa hơn và tất yếu góp phần tạo nên sự thành công trước mắt cũng như lâu dài của Festival Huế.

Lê Viết Xê

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024

Hội sách Alpha Books Huế 2024 do Công ty Cổ phần sách Alpha tổ chức vừa khai mạc phục vụ mọi người vào sáng 27/3 tại Vincom Plaza Huế (ngã 6 trung tâm TP. Huế) với đa dạng các đầu sách đến từ nhiều NXB, mức chiết khấu cao.

Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024
Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
Hơn 200 tác phẩm ký họa về cảnh đẹp Phú Lộc

Chương trình sáng tác “Hành trình ký họa nét đẹp Phú Lộc 2024” sau 5 ngày diễn ra đã khép lại cùng hơn 200 tác phẩm ký hoạ với nhiều bút pháp, nội dung phong phú về mảnh đất và con người Phú Lộc.

Hơn 200 tác phẩm ký họa về cảnh đẹp Phú Lộc
Theo đường xuất bản theo đường văn

Với gần 300 trang sách, tập bút ký “Theo đường xuất bản theo đường văn” (NXB Thuận Hóa, 2023) được tác giả Nguyễn Duy Tờ “nhớ, biết và viết” trong suốt thời gian một năm, kể từ tháng 10/2022 - tháng 10/2023. Cuốn sách ghi lại những kỷ niệm, tình cảm đặc biệt của ông dành cho những con người tài hoa mà nhờ “theo con đường xuất bản nhiều năm”, ông đã có cơ duyên gặp gỡ.

Theo đường xuất bản theo đường văn
Return to top