ClockThứ Năm, 03/10/2019 06:00

Xã hội hóa nhà ở cho hộ nghèo

TTH - Vốn hỗ trợ không lớn, trong khi để xây dựng nhà cần số tiền không nhỏ khiến nhiều hộ nghèo, hộ chính sách phải xin rút khỏi các dự án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

Khánh thành 3 nhà tình thương cho hộ nghèo ở Nam ĐôngBàn giao hai nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo ở Phong ĐiềnĐẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình nhà ở

Trao xi măng hỗ trợ cho bà Lê Thị Thẻo là hộ nghèo ở thị trấn Sịa (Quảng Điền)

Thiếu kinh phí

Cách đây khá lâu khi cùng tham gia khảo sát cùng đại diện Bộ Xây dựng tại Quảng Điền nắm tình hình triển khai xây dựng nhà ở phòng, chống lụt bão (theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Chính phủ), tôi được biết nhiều hộ dân, nhất là các hộ già neo đơn xin rút khỏi chương trình khá nhiều. Mặc dù so với các dự án hỗ trợ nhà ở hiện thời, chương trình này có giá trị hỗ trợ tương đối lớn.

Hình ảnh ông Hoàng Vinh, thôn Mai Dương xã Quảng Phước (Quảng Điền) khiến tôi và cả đoàn công tác băn khoăn mãi. Căn nhà nhỏ xập xệ với những vết nứt lớn quanh tường. Để ở, ông phải dùng 2 trụ bê tông giữ 2 bên mép tường nhà tránh đổ sập. Thế nhưng, khi được phê duyệt hỗ trợ xây nhà tránh lụt, bão ông lại từ chối bởi lý do không đủ tiền xây nhà. “Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng, 15 triệu đồng phải vay ngân hàng. Trong khi để xây dựng một căn nhà cần khoảng 60 triệu đồng. Tôi không thể vay vốn bởi phải chạy ăn từng bữa thì làm sao kiếm đủ tiền xây nhà”, ông Vinh nói.

Chương trình hỗ trợ nhà ở phòng tránh lụt bão lúc bấy giờ có tổng nguồn vốn hỗ trợ cao nhất 30 triệu đồng (15 triệu đồng vay vốn ưu đãi). Thế nhưng từ năm 2018, chương trình nhà ở phòng tránh lụt bão (theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Chính phủ) lồng ghép với dự án GCF (dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” hợp phần 1) mức hỗ trợ tăng thêm khoảng 38.000.000 đồng/hộ, tương đương bình quân hỗ trợ 1 hộ khoảng 65.000.000 đồng/nhà (15 triệu đồng vay vốn chính sách). Song, nhiều hộ vẫn khó không thể xây dựng nhà ở vì quá khó khăn.

Chuyến công tác mới nhất về Quảng Thọ cuối tháng 8 vừa qua khiến chúng tôi bối rối, khi bà Nguyễn Thị Yêm, 80 tuổi sống trong căn nhà lều tạm bợ bằng phên tre. Phần mái lợp tôn đã hoen rỉ, thấm dột, mái không còn đủ sức chịu vật nặng để chằng chống bão, nguy cơ bị sập, tốc mái do gió rất cao; nhà không có gác để trú ẩn khi lũ lụt.

Hộ bà Yêm nằm trong danh sách hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng tránh lụt bão năm 2019; tuy nhiên, với nguồn hỗ trợ từ dự án khoảng 45 triệu đồng (không vay vốn) bà không thể đủ tiền xây dựng căn nhà tạm theo thiết kế mẫu của Sở Xây dựng đưa ra. “Giá vật tư xây dựng năm nay tăng cao nên nếu cho 50 triệu đồng thì tôi không thể xây nhà được. Các anh trên xã bảo nếu cần vay thêm ngân hàng 15 triệu đồng nữa là đủ, nhưng với người già cả, thường xuyên đau ốm lại không có con cái như tôi thì lấy đâu ra tiền để chi trả tiền hàng tháng cho ngân hàng”.

Xã hội hóa

Để tạo điều kiện cho bà Yêm có thể nhận hỗ trợ từ chương trình và có căn nhà tạm ổn để sinh sống, UBND xã dự kiến sẽ lồng ghép chương trình nhà ở phòng chống lụt bão thuộc dự án GCF với chương trình nhà ở từ quỹ phòng chống thiên tai để bà Yêm có căn nhà tạm ổn để sinh sống.

Tuy nhiên, không phải hộ nào cũng may mắn như bà Yêm khi có sự tham gia hỗ trợ từ chính quyền cũng như có thể lồng ghép với các chương trình.

Anh Trương Quốc, cán bộ UBND xã Quảng Thọ, người theo sát chương trình này từ khi mới khởi động chia sẻ, chương trình nhà ở phòng chống lụt bão, mà nay có thêm sự hỗ trợ của dự án GCF là dự án có mức hỗ trợ cao nhất trong tất cả các dự án hỗ trợ người nghèo xây dựng nhà ở. Thế nhưng vẫn có nhiều hộ quá khó khăn, không thể tham gia dự án, nhất là các hộ neo đơn không nơi nương tựa. Giải pháp trước mắt địa phương có thể thực hiện chính là lồng ghép chương trình với các chương trình hỗ trợ nhà cho các hộ đặc biệt khó khăn để họ có thể xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, giải pháp dài hơi nhất là huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, cộng đồng cùng chung tay hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm.

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án GCF, mặc dù số tiền hỗ trợ từ chương trình khá lớn, tuy nhiên nhiều hộ khó khăn vẫn không thể xây dựng nhà ở. Ban quản lý dự án đã trực tiếp làm việc với một số đơn vị cung ứng vật liệu xây dựng trên địa bàn xin hỗ trợ đối với một số trường hợp quá khó khăn. Hiện, BQL dự án tỉnh đã được Công ty hữu hạn Xi măng Luks cam kết hỗ trợ 60 tấn xi măng cho 30 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (mỗi hộ 2 tấn) để xây dựng nhà ở và đã bàn giao xi măng cho các hộ xây dựng. Sắp tới, Ban quản lý dự án tiếp tục vận động một số doanh nghiệp tham gia hỗ trợ vật liệu giúp người nghèo giảm bớt áp lực xây dựng.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Phước Bửu Hùng trăn trở, giá vật liệu trên địa bàn đang tiếp tục tăng cao (gấp 3 đến 4 lần so với giá cùng kỳ năm 2018) ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng chung của chương trình. Ngoài ra, khó khăn chung của các chương trình nhà ở hiện nay là đối tượng hỗ trợ chủ yếu là hộ nghèo, neo đơn nên việc huy động thêm kinh phí xây dựng nhà ở quá khó khăn. Vì thế, ngoài Xi măng Luks và một số cá nhân đã hỗ trợ cho các hộ nghèo thuộc chương trình. Chúng tôi mong muốn các địa phương, tổ chức đoàn thể tiếp tục vận động, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, các cá nhân, các tấm lòng hảo tâm, doanh nghiệp… để có thêm nguồn lực giúp đỡ các hộ nghèo để hoàn thành việc xây dựng nhà ở chống chịu bão, lụt.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Khởi công xây nhà cho hộ nghèo ở Quảng Điền

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Quảng Điền phối hợp Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Quảng Phú tổ chức khởi công nhà tình thương cho bà Nguyễn Thị Mong ở thôn Phú Lễ, xã Quảng Phú.

Khởi công xây nhà cho hộ nghèo ở Quảng Điền
Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận

Sáng 5/4, Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị nhằm tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình số 12 gắn với sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình hành động số 20 của Huyện ủy về tiếp tực thực hiện Nghị quyết số 25 của Trung ương về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.

Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top