ClockThứ Ba, 04/05/2021 14:36

Xã hội hoá thể dục thể thao quần chúng

TTH - A Lưới đang triển khai nhiều giải pháp phát triển thể dục thể theo (TDTT) quần chúng và gắn liền với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Nhà vệ sinh trường học: Qua rồi nỗi ám ảnh - Kỳ II: Xã hội hóa là điều cần thiếtTăng cường hoạt động xã hội để chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động

Người dân huyện A Lưới thi đấu môn bóng chuyền

Những tín hiệu khởi sắc

Có mặt ở những giải đấu thể thao trong khuôn khổ Đại hội TDTT xã Trung Sơn vào tháng 4/2021, điều ấn tượng là giải đấu thu hút đông đảo vận động viên và người dân cổ vũ. Không chỉ những môn thể thao truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số duy trì lâu nay mà bóng đá, bóng chuyền cũng tạo được sức hấp dẫn từ nhiều đội bóng. Ông Lê Văn Nghếu, Chủ tịch UBND xã Trung Sơn phấn khởi: “Chỉ riêng môn bóng chuyền đã có 6 đội thi, mỗi đội 12 người. Cách xa trung tâm huyện chừng 15km nên các thôn tự tạo sân tập, phong trào đang ngày một mạnh hơn”.

Sự quan tâm cở sở vật chất và tập luyện của người dân là yếu tố quan trọng khiến phong trào TDTT quần chúng được thúc đẩy. Theo đại diện UBND huyện A Lưới, chỉ riêng số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên đã tăng từ 25% năm 2014 lên 45,03% năm 2020 (tương đương 23.645/52.507 người toàn huyện), số gia đình tập luyện TDTT thường xuyên tăng từ 15% (năm 2014) lên 40,1% (khoảng 5.562/13.855 hộ). “Đến nay, toàn huyện có 172 điểm tập TDTT đơn giản. Trong đó, bóng đá và bóng chuyền có đến 132 sân tập. Ngoài ra, còn có sân tập về quần vợt, bể bơi. Cơ sở vật chất, sân tập nhiều đã thúc đẩy người dân tập luyện”, đại diện UBND huyện cho biết.

Ông Hồ Văn Ngoan, Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện A Lưới khẳng định, phong trào TDTT ở các cơ quan, đơn vị cũng ngày càng được cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tích cực tham gia, từ các môn thường tập luyện bóng chuyền, cầu lông, bóng đá, bóng bàn đến một số môn thể thao hiện đại như thể hình, võ thuật, gym, quần vợt. Việc tổ chức các hoạt động của một số câu lạc bộ TDTT được duy trì và hoạt động theo hướng xã hội hoá, các môn thể thao yêu thích đều được tập thể và cá nhân tự đóng góp hoạt động.

Điểm hay là A Lưới đang hình thành nhiều phong trào tập luyện TDTT cho từng nhóm đối tượng, trong đó có cả phong trào tập luyện TDTT trong lực lượng đoàn viên thanh niên, phụ nữ, các tổ chức chính trị xã hội nhất là phong trào tập luyện thể dục như đi bộ, chạy vì sức khoẻ, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá… tạo thành phong trào quần chúng rộng khắp trong các đối tượng và địa bàn dân cư.

Huy động các nguồn lực phát triển TDTT

Theo đại diện UBND huyện A Lưới, trên cơ sở kết quả đạt được từ đề án phát triển TDTT quần chúng huyện A Lưới giai đoạn 2014 – 2020, huyện đang tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phong trào TDTT quần chúng ở cơ sở.

Để phát triển phong trào TDTT từ cơ sở, việc xây dựng cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện cho TDTT cơ sở cũng như mở ra những giải đấu cần được triển khai mạnh. Nguồn lực từ huyện nhà còn khó khăn, vì thế cần quan tâm công tác xã hội hóa TDTT. Thời gian qua, huyện A Lưới có chuyển biến tích cực khi thu hút sự chung tay đầu tư cho các hoạt động TDTT. Nhiều giải thi đấu thể thao cấp huyện và cấp xã đã được các doanh nghiệp tài trợ làm tăng tính hấp dẫn. Nhiều cá nhân và doanh nghiệp đầu tư xây dựng sân bãi TDTT với quy mô vừa và nhỏ như: sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, sân bóng chuyền, sân quần vợt, sân cầu lông, bể bơi, phòng tập thẩm mỹ - thể hình, phòng tập võ đã phục vụ tốt nhu cầu tập luyện, thi đấu TDTT của Nhân dân, thúc đẩy TDTT huyện nhà phát triển... Mô hình này cần được quan tâm, nhân rộng.

Huyện A Lưới cũng có chủ trương trên cơ sở quy hoạch tổng thể, chính quyền xã, tiến hành quy hoạch quỹ đất xây dựng các công trình thể thao của địa phương. Bên cạnh đó, cũng vận động các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức kinh tế trên địa bàn xây dựng và duy trì các cơ sở tập luyện TDTT theo cơ chế xã hội hóa.

Huyện tiếp tục xây dựng tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của tổ chức TDTT cơ sở. Bên cạnh đó, xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên cơ sở với tinh thần mỗi xã, thị trấn phải có 1 cán bộ phụ trách công tác TDTT được bồi dưỡng và đào tạo về nghiệp vụ để tổ chức và hướng dẫn các hoạt động TDTT ở cơ sở. Đồng thời, chú trọng việc bồi dưỡng chuyên môn cho các hướng dẫn viên, trọng tài ở địa phương cơ sở trong các câu lạc bộ, các điểm tập để hình thành lực lượng cộng tác viên TDTT ở cơ sở.

Đại diện Phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới cho biết, đơn vị chức năng sẽ tăng cường phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác TDTT, gắn với Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” trên các phương tiện truyền thông bằng nhiều hình thức đa dạng, thiết thực nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân trên toàn huyện.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khóc nhiều & cười ít

Cũng bởi tính ganh đua căng thẳng nên V. League 2023 - 2024 trở lại với các trận đấu của vòng 9 cuối tuần qua đã có đến 4 đội bóng thay đổi vị trí chiếc ghế nóng. Họ hy vọng “đổi thầy” để qua đó “đổi vận” chạy trốn suất rớt hạng đang treo lơ lửng hay đơn giản, không thỏa mãn với thành tích đang có.

Khóc nhiều  cười ít
Vui với bóng đá học đường

Cận kề Tết Giáp Thìn, mưa rét và tất bật công việc nhưng vẫn sôi động trên các sân bóng toàn tỉnh là vòng đấu khởi đầu Giải bóng đá học sinh trung học phổ thông (THPT) tỉnh Thừa Thiên Huế 2024.

Vui với bóng đá học đường
Khi trò yếu & thầy sai

Ông thầy Troussier đến từ nước Pháp có vẻ như là một HLV chịu nhiều áp lực nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam khi tiếp quản chiếc ghế “nóng” ở đội tuyển quốc gia, trong bối cảnh cái bóng mà ông Park Hang - seo để lại quá lớn với những vinh quang và cả rất nhiều kỷ lục được thiết lập. Bóng đá Việt dưới thời ông Park đã lên ngôi “ông trùm” Đông Nam Á, không chỉ mon men mà đã đi sâu vào sân chơi châu lục.

Khi trò yếu  thầy sai

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top