Thể thao trong nước

Xác định lại môn thể thao thế mạnh

ClockChủ Nhật, 12/02/2017 05:56
TTH - Rất nhiều năm qua, thể thao Thừa Thiên Huế luôn “định vị” ba môn thể thao thế mạnh là bóng đá, cờ vua và Karatedo. Thế nhưng, trong vòng 5 năm trở lại đây, bóng đá và cờ vua đã thoái trào vì nhiều lý do khác nhau, trong khi Huế lại đang có thế mạnh ở một số môn thể thao khác nhưng lại chưa được đầu tư thích đáng và đúng trọng tâm.

Taekwondo nữ đang dần trở thành thế mạnh của thể thao Huế. Ảnh: Hàn Đăng

1 - Những ngày cuối năm, có dịp hội ngộ với một số võ sư các môn phái cổ truyền và hiện đại của Huế. Câu chuyện quanh chén trà là truyền thống và thế mạnh của các môn phái võ hiện nay ở đất Cố đô. Điều đáng mừng là gần đây, nhiều câu lạc bộ võ thuật đã được mở khắp nơi từ các giảng đường đại học cho đến các làng, xã xa xôi ở A Lưới, Phong Điền… Hàng năm, các VĐV của Huế đều có nhiều huy chương ở các đấu trường võ cổ truyền quốc gia.

Trong khi đó, riêng bộ môn Karatedo vẫn còn là một “mỏ vàng” chưa được khai thác triệt để. Theo Võ sư Nguyễn Văn Nhân - Trưởng môn phái Cương Nhu Karatedo Việt Nam thì ở Huế hiện có 15 CLB Cương Nhu Karatedo với hơn 1.000 võ sinh theo học. Môn sinh của môn phái có người đã đạt huy chương quốc tế. Tuy nhiên, trong gần 20 năm qua thì các VĐV của Cương Nhu Karatedo Huế lại không thi đấu trong màu áo của thể thao Huế mà chủ yếu là khoác áo cho thể thao Quân đội. Theo Võ sư Nguyễn Văn Nhân, Cương Nhu Karatedo Huế đã có VĐV Nguyễn Duy Quang từng đoạt 3 HCV Quốc gia trong màu áo Quân đội; hay mới đây VĐV trẻ Trần Nguyễn Tâm Hân (19 tuổi) đã đạt thủ khoa khi thi đẳng cấp Quốc gia do Tổng cục TDTT tổ chức…

Cũng cần nói thêm, năm 2016, VĐV Taekwondo của Huế cũng đã lần đầu tiên đoạt HCV quốc tế (VĐV Nguyễn Thị Trang). Ngoài ra, tuy còn non trẻ nhưng vật Huế cũng đã nhanh chóng khẳng định mình và đến năm 2016, vật chính là bộ môn mang về nhiều HCV quốc gia và khu vực nhất của thể thao Thừa Thiên Huế với 5 HCV vô địch quốc gia, 6 HCV vô địch Đông Nam Á.

2 - Trong bảng thành tích Vàng của thể thao Thừa Thiên Huế năm 2016, bơi lặn đã đóng góp 8 HCV tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc. Thành tích này cho thấy, thể thao dưới nước cũng là một thế mạnh của đất Cố đô. Những năm gần đây, nhiều trường học ở TP.Huế và các vùng nông thôn đã đưa môn bơi vào giảng dạy. Điều này góp phần kích thích sự phát triển của các năng khiếu bơi lội trong nhà trường.

Cùng với những tiềm năng thì bộ môn thể thao dưới nước cũng có cơ sở tập luyện, thi đấu khá chuyên nghiệp. Riêng hệ thống bể bơi ở số 2 Lê Quý Đôn (TP. Huế) hàng năm đều được Bộ môn bơi lội Quốc gia chọn làm địa điểm thi đấu các giải Quốc gia, thu hút nhiều VĐV đẳng cấp quốc tế như Ánh Viên, Quý Phước… về thi đấu.

Cùng với bơi lội thì thể thao Thừa Thiên Huế còn có một thế mạnh khác là các đội đua thuyền. Năm 2010, đua thuyền Thừa Thiên Huế đã giành 1HCV, 1HCB, 1HCĐ tại giải đua thuyền toàn quốc ở Đà Nẵng. Năm 2014, cũng đã giành huy chương tại giải toàn quốc ở Hải Dương. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí nên môn đua thuyền của Huế không thể tham dự các giải những năm gần đây.

Trở lại thực tế đặt ra trong phần mở đầu bài viết. Bóng đá Huế trong những năm qua đã xác định là chơi ở hạng Nhất vì không đủ điều kiện để lên V-League; Cờ vua sau khi các kỳ thủ giỏi đồng loạt ra đi thì vẫn chưa “hồi sinh”; Karatedo thì vẫn “thương nhớ ngày xưa”... Đã đến lúc, ngành Văn hóa và Thể thao tỉnh nhà cần xác định lại các môn thể thao thế mạnh của mình để phát triển đúng hướng, gặt hái được nhiều huy chương…

Thanh Phi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái
Chạy vì những ngôi trường xanh

Từ những bước chạy để rèn luyện sức khỏe gắn với ý tưởng phủ xanh bóng cây ở các ngôi trường, hàng ngàn cây xanh đã được trồng mới với chương trình “Chạy vì những ngôi trường xanh”.

Chạy vì những ngôi trường xanh
Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế

Thu hút khách quốc tế và đầu tư dịch vụ trong nhiều trường hợp như vướng vào bài toán “con gà, quả trứng”. Nhưng để phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế, chuyện đầu tư dịch vụ xứng tầm vô cùng quan trọng.

Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế
Return to top