ClockThứ Sáu, 25/03/2016 10:12

Xâm nhập mặn ‘kéo’ giá tôm, cá xuất khẩu giảm mạnh

Quý I, giá tôm, cá tra, cá basa xuất khẩu giảm do xâm nhập mặn khiến cho chất lượng các sản phẩm thủy sản chủ lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Việt Nam kêu gọi quốc tế hỗ trợ nhân đạo ứng phó với hạn, mặn lịch sửThủ tướng làm việc về phòng, chống xâm nhập mặn tại ĐBSCL

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa nước ta trong quý I/2016 giảm 1,8% so với quý trước và giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân giá xuất khẩu hàng hóa quý I giảm do giá của những mặt hàng trọng yếu trên thị trường thế giới giảm như dầu thô, sắt thép…. Trong đó, một số nhóm hàng giảm giá mạnh như dầu thô giảm 19,44%, xăng dầu các loại giảm 16,92%, sắt thép giảm 12,36% và sản phẩm từ sắt thép giảm 10,46%. Bên cạnh đó, một số nhóm mặt hàng tăng giá cao như gạo tăng 6,71%, chất dẻo nguyên liệu tăng 6,64% và điện thoại di động tăng 4,64%.

Xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tôm xuất khẩu (Ảnh minh họa: KT)

Trong đó, giá nhóm hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I giảm 2,26% so với quý trước và giảm 7,98% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu trong quý đều giảm, chỉ có 3 nhóm có chỉ số giá tăng so với quý trước gồm hạt điều, gạo và nhóm bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc.

Giải thích rõ hơn về nguyên nhân làm biến động giá xuất khẩu, Tổng cục Thống kê cho biết, giá tôm, cá tra, cá basa, nghêu xuất khẩu giảm do trong nước hiện tượng xâm nhập mặn khiến cho chất lượng các sản phẩm thủy sản chủ lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Còn giá chè xuất khẩu giảm do Việt Nam đang chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi tại các thị trường xuất khẩu chính.

Giá cà phê của Việt Nam và thị trường thế giới vẫn chịu ảnh hưởng mạnh khi 2/3 nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới là Brazil, Colombia tiếp tục đưa ra thị trường thế giới một lượng lớn cà phê với mức giá thấp. Cùng thời điểm quý I, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng trở lại trong quý là nhờ các đơn hàng mới ký với Indonesia với số lượng 350.000 tấn....

Trong quý đầu tiên của năm nay, giá nhóm nhiên liệu xuất khẩu giảm mạnh 18,33% so với quý trước và giảm 42,42% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm các mặt hàng nhiên liệu tiếp tục có sự sụt giảm mạnh về giá ở hầu hết các mặt hàng trong đó giảm mạnh nhất là các mặt hàng có nguồn gốc từ dầu mỏ do một số nguyên nhân chính như: giá dầu thô giao dịch ở khắp các thị trường trên thế giới đã có những mức giảm kỷ lục, đến mức thấp nhất trong vòng 11 năm qua.

Giá than xuất khẩu cũng tiếp tục giảm do than trên thị trường thế giới vẫn trong giai đoạn thừa cung trong suốt những năm qua. Bên cạnh đó, Nam Phi tiếp tục bán một lượng lớn than giá rẻ cho Ấn Độ khiến giá than xuất khẩu của các nước khác bị ảnh hưởng.

Còn nhóm hàng hóa chế biến, chế tạo khác giá xuất khẩu quý I giảm 2,68% so với quý trước và giảm 3,99% so với cùng kỳ năm trước. Một số nhóm giảm mạnh như sắt thép, cao su. Trong đó, giá sắt thép trên thị trường thế giới đang chịu sức ép nặng nề từ lượng sắt thép giá rẻ từ Trung Quốc đang ồ ạt bán ra thị trường. Giá cao su giảm do cung trên thị trường vượt quá cầu. Nhu cầu tiêu thụ chưa có nhiều đột biến khiến giá cao su khó có cơ hội tăng giá trong thời gian tới...

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ xâm nhập mặn vùng cửa sông

Nắng nóng kéo dài nhiều ngày liên tiếp có nguy cơ xảy ra tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở các vùng cửa sông và thiếu hụt nguồn nước sản xuất, sinh hoạt. Ngành chức năng đang triển khai các giải pháp ứng phó hạn mặn, phục vụ sản xuất.

Nguy cơ xâm nhập mặn vùng cửa sông
Hạn hán, xâm nhập mặn sẽ diễn biến khốc liệt

Dự báo tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn sẽ còn diễn biến phức tạp trong những tháng tới. Có khoảng hơn 1.000 ha lúa hè thu sẽ thiếu nước và 3.000 ha diện tích lúa phải chuyển đổi sang các cây trồng khác.

Hạn hán, xâm nhập mặn sẽ diễn biến khốc liệt

TIN MỚI

Return to top