ClockThứ Tư, 04/05/2022 15:36

Xăng tăng, dầu giảm

TTH.VN - Từ 15h hôm nay, 4/5, mỗi lít xăng tăng từ 330 đồng – 440 đồng/lít. Đây là lần tăng thứ 7 liên tiếp từ đầu năm 2022 đến nay.

Xăng có khả năng tăng giá sau lễXăng dầu và mong ngóng từ người dânSử dụng xăng dầu hiệu quả: Bài toán căn cơ trước bão giá nhiên liệu

Giá xăng tăng lần thứ 7 liên tiếp từ đầu năm 2022 đến nay

Theo đó, so với phiên điều chỉnh ngày 21/4, giá bán lẻ xăng E5 RON 92 tăng 330 đồng/lít; xăng A95-III tăng 440 đồng/lít; dầu diesel 0,05S tăng 180 đồng/lít.

Trong khi đó, mặt hàng dầu hỏa giữ nguyên với giá là 23.820 đồng/lít; dầu mazut giảm 240 đồng/lít.

Ông Phan Hùng Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế cho biết, để bình ổn thị trường, ngăn chặn tình trạng các cửa hàng xăng dầu đầu cơ, tích trữ, treo bảng nghỉ bán trước thông tin điều chỉnh giá xăng dầu, trước đó, Cục Quản lý thị trường đã tiến hành giám sát 100% các cửa hàng bán lẻ xăng dầu (134 cửa hàng) trên địa bàn tỉnh.

Qua giám sát, các cửa hàng vẫn hoạt động kinh doanh bình thường; hàng hóa đáp ứng yêu cầu tiêu dùng; niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết. Lực lượng chức năng không phát hiện hành vi găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu, nghỉ bán xăng dầu không có lý do…

Theo định kỳ 10 ngày/lần, phiên điều hành giá xăng dầu lần này là vào ngày 1/5. Tuy nhiên, do rơi vào Ngày Quốc tế Lao động nên theo Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, thời gian điều hành đã lùi lại vào hôm nay (4/5).

Thời gian qua, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã liên tục sử dụng Quỹ Bình ổn giá. Nhờ vậy, giá xăng dầu trong nước vẫn theo xu hướng diễn biến của giá xăng dầu thế giới, có tăng, nhưng mức tăng thấp hơn.

Tin, ảnh: Hàn Đăng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính
Cần đánh giá rõ tác động tài chính khi mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi) đang được Bộ Y tế xây dựng, lấy ý kiến hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2025). Theo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) của Bộ Y tế trình Chính phủ, một số quyền lợi và phạm vi chi trả cho người tham gia bảo hiểm y tế được mở rộng và bổ sung…

Cần đánh giá rõ tác động tài chính khi mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế
Return to top