Thế giới

Xây đảo lấn biển, Trung Quốc định “chơi cờ vây” trên Biển Đông

ClockChủ Nhật, 14/12/2014 12:20
TTH.VN - Trung Quốc thực hiện nhiều dự án xây đảo trái phép để lấn từng bước độc chiếm Biển Đông

Báo National Interest của Mỹ ngày 8/12 cho biết: Trung Quốc đang đào đắp xây đảo tại bãi đảo Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, dường như đã tạo ra được đường băng dài 3.000 mét và những bến tàu đủ để những tàu quân sự cỡ lớn cập cảng. Đây là một trong nhiều dự án xây đắp đảo trái phép mà Trung Quốc đã thực hiện trong thời gian qua.

Bài báo phân tích “Trung Quốc muốn gì? Mục tiêu cuối cùng của những công trình này là gì?”. Tác giả bài báo cho rằng, đây chính là chiến thuật “chơi cờ vây” của Trung Quốc trên Biển Đông.
 

 
Dự  án lấp biển xây đảo trên bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa là một trong số những dự án mà Trung Quốc thực hiện nhiều tháng qua (Ảnh CNES)

 

Cờ vây là trò chơi cổ truyền của Trung Quốc. Trong cờ vây chỉ hai loại quân cờ trắng- đen dành cho 2 người chơi. Các quân cờ cùng màu hoàn toàn giống nhau, quyền lực của quân cờ và vị thế thắng- thua của người chơi được quyết định bởi vị trí của quân cờ. Mục tiêu của người chơi là di chuyển những quân cờ, mở rộng và thắt chặt từng bước, tiến tới khống chế toàn bộ bàn cờ.

Trước đó, Tuần san Quốc phòng IHS Jane’s của Anh ngày 21/11 đăng tải một bài viết với những hình ảnh vệ tinh tiết lộ thêm những chi tiết mới về dự án cải tạo trên một khu vực rộng lớn tại bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử. Đây là dự án xây đảo trái phép thứ 4 của Trung Quốc trong vòng 12-18 tháng qua.

Trong thời gian tới, nếu Trung Quốc tiếp tục tiến hành các “bước cờ” như vậy ở các vùng khác trên Biển Đông, nước này có khả năng có một hệ thống các căn cứ mạnh và dày trên Biển Đông, càng có tiềm lực khống chế Biển Đông và không loại trừ tiến hành các bước khống chế cả không gian trên biển.

Sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận quốc tế

Ngay sau khi bài báo đăng trên Tuần san Quốc phòng HIS Jane’s, phát ngôn viên quân đội Mỹ, Trung tá Jeffrey Pool tuyên bố: “Chúng tôi đề nghị Trung Quốc dừng ngay kế hoạch cải tạo đảo và tham gia vào các sáng kiến ngoại giao để khuyến khích các bên kiếm chế tiến hành các hoạt động tương tự”. 

 
Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trái phép ở Trường Sa (Ảnh Quân đội Phillipines)

Theo phóng viên VOV thường trú tại Bắc Kinh, tại Diễn đàn Hương Sơn bàn về an ninh khu vực do Bộ Quốc phòng Trung Quốc tổ chức ngày 21-22/11, cựu Tư lệnh hải quân Mỹ, Tướng Gary Roughead cũng phê phán việc Trung Quốc tiến hành cải tạo các bãi đá ngầm ở Biển Đông và cho rằng yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là không phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời yêu cầu Trung Quốc phải giải thích rõ về các yêu sách chủ quyền mà họ đưa ra. 

Sáng sớm 4/12 (theo giờ Việt Nam), lần đầu tiên toàn thể Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết kêu gọi giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp hiện nay tại Biển Đông và Hoa Đông. Nghị quyết của Hạ viện Mỹ nhấn mạnh, tự do hàng hải và việc sử dụng hợp pháp vùng biển và vùng trời đã được quy định trong luật pháp quốc tế chứ không phải do bất kỳ quốc gia nào ban phát.

Nghị quyết nêu rõ: Chính phủ Mỹ quan ngại sâu sắc về những hành động đơn phương nhằm ngăn cản nước khác thực thi quyền chủ quyền đối với các nguồn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước đó thông qua những đòi hỏi chủ quyền không dựa trên luật pháp quốc tế, tuyên bố thành lập đơn vị hành chính và quân sự trên các khu vực tranh chấp tại Biển Đông và Hoa Đông, cũng như áp dụng quy định đánh bắt cá mới tại các vùng tranh chấp, gây gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Mới đây, Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời phát biểu  của Tiến sỹ Gerhard Will - nguyên chuyên viên cao cấp Viện Khoa học và Chính trị Đức tại Hội thảo khoa học “Xung đột ở Biển Đông“ diễn ra tại trụ sở báo “Die Tageszeitung“ (TAZ) ở thủ đô Berlin (Đức) tối 9/12, cho rằng hành động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như củng cố, mở rộng một số đảo như đảo Chữ Thập, đảo Gạc Ma là trái với luật pháp quốc tế, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sự phá vỡ nguyên trạng các đảo này sẽ tác động tiêu cực tới an ninh, ổn định ở khu vực và thế giới.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Return to top