ClockThứ Bảy, 22/08/2020 13:15

Xây dựng chuỗi giá trị từ cá thát lát

TTH - Nuôi cá lồng trên sông Đại Giang là sinh kế của nhiều hộ dân ở TX. Hương Thủy, song cá chết vì các nguyên nhân khác nhau và thị trường bấp bênh khiến nhiều người gặp khó. Để giải quyết điều này, xây dựng chuỗi giá trị từ cá thát lát đang triển khai tại địa phương là hướng đi bền vững.

Thát lát mà nấu đọt langHướng mở cho nuôi cá lồng trên sông Đại Giang

Ông Nguyễn Thường (thôn Hòa Phong, xã Thủy Tân) chăm sóc lồng cá thát lát

Nhiều loại cá như, trắm, mè, thát lát, diêu hồng… được người dân các xã Thủy Tân, Thủy Phù, Thủy Lương (TX. Hương Thủy) thả nuôi từ nhiều năm nay, trong đó, thát lát đang được xem là loại cá có giá trị kinh tế khá cao.

Ông Nguyễn Thường (thôn Hòa Phong, xã Thủy Tân), người hơn 30 năm nuôi cá lồng bảo rằng, gắn bó với nghề nuôi cá trên sông phải chấp nhận với sự biến đổi của tiết trời lẫn con nước. Dẫu nhiều lần cá chết nhưng người nuôi không thể nào buông bỏ, mà trong cái sự thay đổi của thực tiễn, người nuôi cá cũng phải chuyển hướng. Nghĩa là lựa chọn thời điểm lẫn loại cá phù hợp với con nước lẫn thị trường. Cá thát lát không phải được ông chọn bây giờ mà trong hơn 20 lồng ông nuôi bấy lâu nay, loại cá này cũng góp mặt.

“So với các loại cá khác, thát lát có giá trị kinh tế cao hơn; sức đề kháng khi tiết trời thay đổi cũng mạnh hơn. Bây giờ, trên sông Đại Giang, nguồn nước thay đổi khiến cá khó sống, chỉ có cá lóc và thát lát mới đủ “độ bền”...”, ông Thường nói.

Để nuôi cá thát lát, người dân phải mất từ 8 tháng đến 1 năm mới có thể xuất bán. Quy trình nuôi khá đơn giản và thức ăn cho loại cá này cũng dễ dàng kiếm được trong tự nhiên. “Trung bình khi xuất bán loại cá này đạt trọng lượng từ 1-1,5 kg/con, với giá bán từ 80-85.000 đồng/kg. Đây là loại cá ăn tạp nên chúng tôi có thể tận dụng các loại cá tạp từ tự nhiên để làm thức ăn, điều đó cũng giảm chi phí đáng kể trong quá trình nuôi”, ông Thường chia sẻ.

Hiện nay, trên thị trường, cá thát lát đang được tiêu thụ khá phổ biến trong các nhà hàng, quán ăn. Đây là một lợi thế cho những người theo đuổi loại cá nước ngọt này. Chỉ có điều, hiện giá con giống khá cao và nguồn giống tại chỗ đang khan hiếm đang tạo ra một số khó khăn nhất định.

Ông Trần Quang Hùng, Giám đốc HTXNN Thủy Tân cho biết, từ trước đến nay, hầu như hộ dân nào ở địa phương đều thả nuôi cá thát lát, nhưng nguồn giống hạn chế khiến không thể triển khai đại trà.

“Thông thường, cá thát lát sinh sản vào khoảng thời gian đầu năm, song tại sông Đại Giang nguồn giống tự nhiên khá khan hiếm. Để khắc phục điều này, chúng tôi đã triển khai trại ươm giống cá thát lát nhằm hỗ trợ con giống cho người nuôi. Đây là loại cá có giá trị và nhiều ưu điểm nên hiện nhiều hộ dân đang dần chuyển sang thay thế cho các loại cá lồng khác”, ông Hùng nói.

Nắm được thị trường và hướng phát triển cá thát lát, TX. Hương Thủy đang định hướng xây dựng một thương hiệu cá thát lát trên sông Đại Giang với các sản phẩm như, cá tươi sống, chả cá, cá chân không…, triển khai tại 3 địa phương (phường Thủy Lương, xã Thủy Tân, Thủy Phù). Người nuôi sẽ phối hợp với các HTX dựa trên sự giúp sức của chính quyền địa phương và một đơn vị tư vấn độc lập, tạo chuỗi liên kết sản xuất bền vững.

Hiện nay, mô hình chuỗi giá trị này đã có 26 hộ dân tham gia với sự hỗ trợ gần 30.000 con cá giống từ chính quyền địa phương.

Ông Ngô Phước Hảo, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TX. Hương Thủy cho biết: Trong quá trình xây dựng thương hiệu cá thát lát sông Đại Giang, các HTX sẽ được hỗ trợ máy móc sản xuất như máy sục khí... Về nguồn giống, ngoài các đại lý, cơ sở giống tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, chúng tôi cũng đã triển khai thành công trại ươm giống tại Thủy Tân. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung chưa có địa phương nào phát triển mạnh về loại cá này. Chúng tôi cũng đã khảo sát, đánh giá thị trường đầu ra cho sản phẩm này trước khi xây dựng chuỗi giá trị. Những năm qua, người nuôi cá lồng trên sông Đại Giang liên tục gặp sự cố, chuyển hướng sang loại cá có nhu cầu ô xy thấp này sẽ hạn chế rủi ro và tăng giá trị, từ đó hình thành thương hiệu đặc trưng ở địa phương.

Bài, ảnh: LÊ THỌ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 8 NĂM RA MẮT HỢP TÁC MEKONG - LAN THƯƠNG VÀ TUẦN LỄ MEKONG - LAN THƯƠNG NĂM 2024
Chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai giữa các nước Mekong - Lan Thương

LTS: Kỷ niệm 8 năm ra mắt Hợp tác Mekong - Lan Thương và Tuần lễ Mekong - Lan Thương năm 2024, Báo Thừa Thiên Huế giới thiệu bài viết của bà Đổng Bích Du, Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Đà Nẵng về mục tiêu chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai giữa các nước Mekong - Lan Thương.

Chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai giữa các nước Mekong - Lan Thương
DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG BỘ VEN BIỂN:
Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6/2024

Dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An (TP. Huế) đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), tiến độ thi công trên công trường, nhằm hoàn thành công trình vào tháng 3 năm 2025.

Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6 2024
Xây dựng lộ trình giải quyết kiến nghị cử tri

Việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri kịp thời sẽ góp phần quan trọng củng cố niềm tin của Nhân dân đối với chính quyền các cấp. Công tác giám sát vấn đề này đã được Thường trực HĐND tỉnh quan tâm.

Xây dựng lộ trình giải quyết kiến nghị cử tri

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top