ClockThứ Sáu, 03/12/2021 18:32

Xây dựng giải pháp thông minh, tạo lập thành phố đáng sống

TTH.VN - Chiều 3/12, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế để tổ chức Hội thảo về thành phố thông minh (TPTM). “Đây là hội thảo hết sức cần thiết và hữu ích, giúp tỉnh nắm bắt được các mô hình TPTM ở các nước châu Á, có những đánh giá ban đầu về công tác chuyển đổi số (CĐS) của tỉnh và tiến hành các thỏa thuận kết nối, triển khai trong thời gian tới về xây dựng TPTM”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định.

Tác động của đô thị thông minh đối với xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên HuếKý kết hợp tác phát triển đô thị thông minh với Hàn QuốcGiao lưu trực tuyến: Đô thị thông minh - Hướng tới hoàn thiện các dịch vụỨng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phòng, chống dịchĐô thị thông minh: Phát triển và bứt pháThừa Thiên Huế sẽ vận hành mạng lưới đô thị thông minh

Xây dựng chính quyền điện tử song hành với đô thị thông minh

Việc số hóa và sử dụng công nghệ thông tin phục vụ đắc lực công tác phòng chống dịch trên địa bàn Thừa Thiên  Huế

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, là địa phương tiên phong về CĐS, quản lý đô thị thông minh (ĐTTM) tại Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn nhận được sự quan tâm của các nhà tài trợ quốc tế: ADB và Chính phủ Úc đã hỗ trợ dự án xây dựng mô hình đô thị kỹ thuật số thông minh cho quy hoạch không gian đô thị.

Bên cạnh đó, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã viện trợ không hoàn lại cho tỉnh dự án “Xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh” với mục tiêu thúc đẩy phát triển đô thị và du lịch bền vững của TP. Huế theo hướng phát triển kinh tế, môi trường và xã hội nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thiên niên kỷ: công việc tốt và tăng trưởng kinh tế; công nghiệp, cải tiến và cơ sở hạ tầng; thành phố và cộng đồng bền vững.

Khẳng định Thừa Thiên Huế là địa phương hàng đầu của cả nước về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý nhà nước và đặt ưu tiên xây dựng chính phủ điện tử (CPĐT) và ĐTTM là một trong những chương trình phát triển trọng điểm của tỉnh năm 2021. Quan điểm và định hướng của tỉnh là xây dựng CQĐT phải song hành với ĐTTM. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án “Phát triển dịch vụ ĐTTM đến năm 2020 định hướng đến năm 2025”. Đề án tập trung vào ba nội dung hoạt động cụ thể: Hoàn thiện hạ tầng dùng chung và đảm bảo an toàn thông tin phục vụ phát triển CQĐT; Chuẩn hoá và tích hợp thống nhất các hệ thống thông tin; Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn đảm bảo điều kiện phát triển CQĐT.

Năm 2021, tỉnh đã cấp đăng ký đầu tư cho dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc đầu tư Khu công viên phần mềm, CNTT tập trung tại khu đô thị mới An Vân Dương với quy mô 40 ha, tổng vốn đầu tư 151 triệu USD, đây là dự án nằm trong chuỗi công viên phần mềm Quang Trung được Thủ tướng Chính phủ thành lập, dự án sẽ được hưởng những chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đô thị

Với chủ đề TPTM trong giai đoạn hiện nay, hội thảo đặc biệt nhấn mạnh vào các xu hướng công nghệ hiện đại được ứng dụng trong lĩnh vực TPTM hiện nay. Các diễn giả, khách mời đã chia sẻ nhiều thông tin, kinh nghiệm cũng như thảo luận hướng tới mục tiêu lan tỏa sức mạnh công nghệ trong phát triển TPTM, giúp nâng tầm chất lượng cuộc sống của người dân ở các khu đô thị, TPTM. Khẳng định TPTM giúp tối ưu hóa nguồn lực, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, tiện ích cho người dân và phát triển kinh tế, xã hội cũng là mục tiêu của Chính phủ, chính quyền các cấp.

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh trình bày tham luận về thực trạng và giải pháp chuyển đổi số của Thừa Thiên Huế. Theo đó, năm 2021, tỉnh đã chủ động triển khai nhiều hoạt động chuyển đổi số nhằm sớm thích ứng với xu thế phát triển mới trên 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Đến nay, tỉnh đạt được một số thành tựu nhất định mà nổi bật là Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh Thừa Thiên Huế (IOC) với hàng chục dịch vụ được triển khai nhằm phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước; Thừa Thiên Huế xếp 1/63 tỉnh/thành phố toàn quốc về CPĐT cấp tỉnh; xếp hạng 2/63 tỉnh/thành phố về ICT Index; đạt giải thưởng Viễn thông Châu Á Dự án dịch vụ ĐTTM với hạng mục TPTM. Tỉnh cũng đã ưu tiên nguồn lực, hỗ trợ hệ sinh thái các doanh nghiệp trong phát triển ĐTTM, CĐS.

Tại hội thảo, các đại biểu trình bày kết quả nghiên cứu về “Tạo dựng thành phố đáng sống”, trong đó, tập trung phân tích, đánh giá về những thách thức về đô thị hóa của khu vực cùng các giải pháp theo 5 lĩnh vực ưu tiên: quy hoạch ĐTTM và bao trùm; giao thông bền vững; các nguồn năng lượng bền vững làm giảm ô nhiễm; tài chính sáng tạo để thu hẹp khoảng cách về nguồn lực; khả năng chống chịu lớn hơn trước khí hậu và thiên tai. Ông Alexander David Nash, chuyên gia phát triển đô thị của ADB dự báo trong thời gian tới, tỷ lệ đô thị hóa của khu vực TPTM sẽ tăng cao. Để quy hoạch các đô thị đáng sống và bền vững, lấy con người làm trung tâm và dễ dàng tiếp cận, diễn giả khuyến nghị Chính phủ nói chung và Thừa Thiên Huế phải thực hiện quy hoạch ĐTTM và bao trùm. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tin tưởng rằng, sau hội thảo lần này, mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và ADB sẽ được tiếp tục nâng cao, giúp tỉnh Thừa Thiên Huế dần dần trở thành địa phương nằm trong nhóm đầu của cả nước về ứng dụng CNTT trong quản lý đô thị. Thừa Thiên Huế luôn sẵn sàng chào đón các tổ chức quốc tế, nhà tư vấn, doanh nghiệp đến hợp tác phát triển các dự án CĐS, ĐTTM.

Tin, ảnh: Thái Bình

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Ngành tư pháp với lộ trình cụ thể trong chuyển đổi số

Sở Tư pháp đã và đang có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp đối với từng lĩnh vực, nhóm nhiệm vụ trong công tác chuyển đổi số (CĐS); qua đó, góp phần xây dựng ngành tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, lấy lợi ích của người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Ngành tư pháp với lộ trình cụ thể trong chuyển đổi số
Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024

Ngày 13/4, tại Lễ Vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - VINASA tổ chức ở Hà Nội, “Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế” vinh dự được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024 lĩnh vực quản trị, điều hành.

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

TIN MỚI

Return to top