ClockThứ Ba, 04/10/2016 09:39

Xây dựng hệ thống tín dụng chính sách gần dân

Để đưa đồng vốn chính sách của Chính phủ đến tận tay người nghèo và đối tượng chính sách trên cả nước với chi phí thấp nhất, hiệu quả cao nhất, những năm qua NHCSXH đã xây dựng mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Sau 14 năm kể từ ngày thành lập (4/10/2002 - 4/10/2016), dưới sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự ủng hộ của xã hội nói chung và của người nghèo và các đối tượng chính sách khác nói riêng, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã thực hiện tốt những mục tiêu ban đầu đề ra về tập trung nguồn lực lớn, tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo; nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn tín dụng chính sách; tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại; huy động lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo; góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn.

Mạng lưới dịch vụ gần dân

Để đưa đồng vốn chính sách của Chính phủ đến tận tay người nghèo và đối tượng chính sách trên cả nước với chi phí thấp nhất, hiệu quả cao nhất, những năm qua NHCSXH đã xây dựng mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Mạng lưới hoạt động của NHCSXH gồm 63 chi nhánh cấp tỉnh, 629 Phòng giao dịch cấp huyện và gần 11.000 điểm giao dịch (hoạt động 1 ngày cố định trong tháng) tại xã/phường/thị trấn trên cả nước.

Anh Giàng Mí Páo chăm sóc đàn bò

Ngoài ra, hệ thống gần 200.000 tổ tiết kiệm và vay vốn do các Hội đoàn thể quản lý tại các thôn xóm, bản làng, đến tận vùng sâu, vùng xa, hải đảo đã giúp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn chính sách của Nhà nước. Hiện tại NHCSXH là tổ chức tín dụng duy nhất đã xây dựng được mạng lưới giao dịch trải khắp cả nước xuống tận các xã, là điều kiện tiên quyết để xóa tình trạng xã trắng về tín dụng của Nhà nước, “tạo được hệ thống dịch vụ gần dân” như đánh giá của Quốc hội khóa XIII tại Báo cáo số 660/BC-UBTVQH13 ngày 19/5/2014 về kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005 - 2012”.

Xóa đói giảm nghèo

Những đóng góp của NHCSXH được thể hiện qua những con số hiệu quả ấn tượng về giảm nghèo, an sinh xã hội trên toàn quốc,

“Chúng ta từng đi học hỏi các mô hình cho vay xóa đói, giảm nghèo ở nhiều nước và từng đặt vấn đề chúng ta có làm được tốt như nước bạn không. Nhưng hơn 10 năm qua, kể từ khi thành lập, NHCSXH đã cho thấy mô hình của chúng ta còn ưu việt hơn, quy mô lớn hơn nhiều ngân hàng đã tồn tại trong khu vực và trên thế giới chuyên về phục vụ người nghèo”

Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương,

đặc biệt là tại những khu vực trọng yếu, khó khăn nhất cả nước là Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

Hộ gia đình Giàng Mí Páo, dân tộc Mông ở thôn Xín Suối Hồ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ (Hà Giang) là một trong những điển hình hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn NHCSXH. Năm 2008, thông qua Đoàn Thanh niên địa phương, gia đình đã được vay 10 triệu đồng vốn ưu đãi từ chương trình hộ nghèo của NHCSXH huyện Quản Bạ để đầu tư nuôi bò.

Có vốn, anh đã lên tận huyện vùng cao Mèo Vạc để chọn mua giống bò vàng. Rồi anh trồng cỏ để chủ động nguồn thức ăn cho bò, đặc biệt chủ động tiêm phòng đầy đủ và theo dõi thường xuyên sức khỏe của đàn bò. Những lứa đầu bò đẻ gia đình Páo để nuôi và chăm sóc nhằm nhân rộng đàn bò, sau đó con bê lớn được bán để lấy tiền tái đầu tư cho đàn bò. Chỉ trong vòng 4 năm, từ con bò ban đầu đã phát triển thành đàn 4 con. Không dừng lại ở đó, năm 2011 sau khi trả hết nợ cho NHCSXH, Giàng Mí Páo quyết định vay thêm 15 triệu đồng để mua thêm bò và chuyển đổi diện tích trồng cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cỏ voi để chăn nuôi. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh thu về 30 triệu đồng.

Từ hiệu quả thiết thực đó, nhiều hộ dân trong vùng đã học hỏi làm theo và bắt đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Người dân thực hiện mô hình được anh Páo hỗ trợ về giống cỏ và giúp đỡ về cách chăm sóc khi nuôi bò nhốt vỗ béo.

Theo chuẩn nghèo đa chiều mới, tỉ lệ hộ nghèo toàn quốc đã tăng từ dưới 5% năm 2015 lên gần 10% năm 2016, như vậy, số lượng khách hàng tiềm năng của NHCSXH cũng tăng gần gấp đôi, đây là thách thức đối với NHCSXH trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp.

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, NHCSXH sẽ tiếp tục chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm hơn, bổ sung nguồn ngân sách địa phương, ủy thác cho NHCSXH bổ sung nguồn vốn cho vay; nghiên cứu và áp dụng giải pháp phù hợp để tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm từ các thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn; rà soát các chương trình tín dụng đang triển khai để gom lại, tập trung đầu tư cho vay đem lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách; tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng.

Tính đến tháng 9/2016, tổng nguồn vốn của NHCSXH đạt 157.500 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 150.700 tỷ đồng với gần 6,8 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang vay vốn. Chất lượng tín dụng chính sách không ngừng được củng cố; tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm 0,87% tổng dư nợ.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”

Công trình doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh hiện đang được gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào sử dụng. Từ đó, đảm bảo chỗ làm việc, nơi ăn ở của cán bộ, chiến sĩ và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao

Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top