ClockThứ Ba, 02/01/2018 22:30

Xây dựng Huế trở thành một nơi đáng sống

TTH.VN - Chiều 2/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chủ chốt tỉnh Thừa Thiên Huế. Thủ tướng yêu cầu tỉnh tiếp tục có giải pháp đột phá mạnh mẽ về du lịch - dịch vụ, phải làm đều đặn, có chiều sâu để du khách đến Huế ở lại dài ngày hơn.

Thủ tướng Chính phủ làm việc với Tập đoàn Banyan Tree, Vườn Quốc gia Bạch Mã, Đại học Huế

* Quản lý tốt quy hoạch, không làm mâu thuẫn giữa phát triển với bảo tồn di sản văn hóa

Cùng tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; các thành viên của Chính phủ. Về phía lãnh đạo tỉnh có các ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Phan Ngọc Thọ, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Thủ tướng tham quan mô hình phát triển du lịch tại Laguna

Kiên trì mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững

Đánh giá sau 2 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (2016- 2020) do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao trình bày nêu rõ: Với tính đặc thù riêng, Thừa Thiên Huế đang quyết tâm đầu tư phát triển theo hướng “đô thị di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan và thân thiện với môi trường” nhằm phát huy lợi thế nổi trội về văn hóa, lịch sử và du lịch, kiên trì mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững. Trong đó, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn để tạo đột phá trong phát triển kinh tế; phát triển công nghiệp thân thiện với môi trường tạo nguồn thu ngân sách; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch để phục vụ du lịch và nâng cao sức khỏe cho người dân.

Để thực hiện mục tiêu này, ngoài các nhiệm vụ thường xuyên, tỉnh sẽ tập trung vào 3 mũi đột phá có tính chiến lược. Đó là, tập trung phát triển du lịch, dịch vụ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đóng góp 25-30% trong tổng thu ngân sách nhà nước. Huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ. Cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư gắn với tăng cường đổi mới công tác xúc tiến đầu tư.

Thừa Thiên Huế kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành 9 nội dụng. Đó là, chủ trương tăng vốn đầu tư lên 2 tỷ USD và đầu tư kinh doanh casino cho dự án Laguna Lăng Cô; bổ sung quy hoạch (QH) 2 sân golf ven biển; QH Bạch Mã, trong đó có chủ trương khôi phục 139 biệt thự trên đỉnh Bạch Mã, xây dựng khu du lịch dịch vụ ngoài phân khu hành chính và đề xuất phương án sử dụng cáp treo; QH phát triển điện lực; nâng cấp, mở rộng cảng hàng không quốc tế Phú Bài; gia hạn Hiệp định vay vốn dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế; phát triển giáo dục; đầu tư dự án (DA) Viện công nghệ sinh học miền Trung; giải tỏa khu vực I di tích Huế.

Phải tạo đột phá mạnh mẽ

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận sự cố gắng lớn, toàn diện trên nhiều mặt của Thừa Thiên Huế. Điều này được thể hiện ở việc dịch chuyển kinh tế - xã hội theo hướng rất tiến bộ: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Tỉnh đã làm tốt một số chính sách cho người dân như tỉ lệ giảm nghèo, nâng cao tỉ lệ tham gia bảo hiểm... Đồng thời, đề nghị lãnh đạo tỉnh cần tiếp thu những ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, Chính phủ để hoàn thiện kế hoạch, tìm cách làm tốt nhất cho định hướng phát triển.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, năm 2018, Thừa Thiên Huế cần bám sát Nghị quyết Trung ương 6 của Đảng và Nghị quyết 01 của Chính phủ để huy động nguồn lực phát triển. Tỉnh cần phải thảo luận để có cơ chế, chính sách cụ thể trong phát triển, đồng thời phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, chú trọng bảo vệ môi trường để xây dựng Huế có môi trường sống tuyệt vời và trở thành một nơi đáng sống.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh tiếp tục có giải pháp đột phá mạnh mẽ về du lịch - dịch vụ, làm đều đặn, có chiều sâu để làm sao du khách đến Huế ở lại lâu hơn. Muốn làm được điều này cần quan tâm đến chất lượng du lịch, phát triển nhiều loại doanh nghiệp và phát huy các ngành nghề truyền thống phục vụ cho du lịch. Cùng với đó, Thủ tướng đề nghị chú trọng giữ gìn di sản văn hóa; cần quản lý tốt QH và phát huy lợi thế so sánh để phát triển nhưng không làm mâu thuẫn giữa phát triển với bảo tồn di sản văn hóa.

Thủ tướng đồng ý về mặt chủ trương đối với các kiến nghị của tỉnh về thu hút đầu tư và mở rộng sản xuất, kinh doanh đối với một số DA lớn trên địa bàn. Đồng thời lưu ý, việc thu hút đầu tư phát triển phải phù hợp với mục tiêu phát triển của tỉnh và phục vụ tốt cho phát triển du lịch - dịch vụ. Thủ tướng giao cho các bộ, ngành xem xét tham mưu Chính phủ đối với một số DA đầu tư có tính khả thi, phục vụ ngay và kịp thời cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là việc mở rộng cảng hàng không Quốc tế Phú Bài và đầu tư nguồn lực cho phát triển Đại học Huế.

Đối với việc hỗ trợ di dời, đền bù giải tỏa và tái định cư hơn 3.000 hộ dân trong phạm vi khu vực I khoanh vùng bảo vệ di tích thuộc khu vực kinh thành Huế, Thủ tướng đề nghị UBND tỉnh đề xuất cơ chế đặc thù, báo cáo Chính phủ xem xét cụ thể vấn đề này.

Thủ tướng thăm Trung tâm Hành chính công tỉnh chiều 2/1

100 triệu USD hoàn chỉnh khu đô thị Đại học Huế

Trước đó vào buổi sáng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với Khu du lịch Laguna Lăng Cô do Tập đoàn Banyan Tree (Singapore) làm chủ đầu tư; Vườn quốc gia Bạch Mã; Đại học Huế (ĐHH).

Tại buổi làm việc với ĐHH, Thủ tướng đã định hướng một số vấn đề lớn. Đó là phải quan tâm đồng thời cả trí thức khoa học, phương pháp tự nghiên cứu, các kỹ năng mềm và phải gắn với thực tiễn, giúp sinh viên (SV) sáng tạo, trải nghiệm, trưởng thành về tâm lý, trí tuệ và năng lực hành động. Phải thực sự đào tạo theo nhu cầu xã hội, cả số lượng, chất lượng, cơ cấu, hướng tới các chuẩn mực quốc tế mà khắc phục nhược điểm sinh viên không chỉ tự tìm việc mà tạo lập khởi nghiệp. Cần tăng cường ứng dụng công nghệ, đổi mới tư duy dạy và học, thay đổi phương pháp cung cấp kiến thức, phát huy chủ động sáng tạo của người học.

Thủ tướng nói, quản trị đại học đang chuyển dịch từ Nhà nước kiểm soát sang Nhà nước giám sát và tự chủ cho cơ sở giáo dục. Tự chủ cho đại học phải mở rộng hơn và thực chất hơn, đó là xu thế quản trị đại học trên thế giới. Các trường thành viên phải mạnh dạn đứng ra tự chủ động về hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, chủ động về tài chính, cơ chế, nhân sự, về mọi mặt trong hoạt động của đại học, tất nhiên, phải có lộ trình, đề án nhưng phải mạnh mẽ. Huế phải là một trung tâm đổi mới và ĐHH cũng phải là một trung tâm đổi mới trong sự phát triển giáo dục đại học.

“Các sản phẩm đầu ra của ĐH Huế phải được đo lường thường xuyên và công khai, phải được quốc tế và trong nước công nhận, phải xem mức độ hài lòng của SV đối với môn học, ngành học, giảng viên, đặc biệt những kiến thức đó phải đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống. Cần phải chú trọng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giảng viên. Tăng nhanh tỉ lệ giảng viên có trình độ cao. Giảng viên ĐHH không những là các nhà giáo, nhà khoa học giỏi mà còn là nhà tư vấn, phản biện chính sách giỏi cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Phải tạo điều kiện cho SV phát huy năng lực bản thân, có lý tưởng, hoài bão. Nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra cho ĐHH hằng ngày” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại buổi làm việc, Giám đốc ĐHH đề nghị Chính phủ hỗ trợ 100 triệu USD để xây dựng hoàn chỉnh khu đô thị đại học, cho phép ĐHH có cơ chế riêng như Đại học Quốc gia... Trước kiến nghị này, Thủ tướng cho biết Chính phủ tiếp tục đầu tư xây dựng khu đô thị ĐHH 120 ha giai đoạn 2 và 3 tại Trường Bia (TP. Huế); giao cho Chủ tịch UBND tỉnh vận động, tạo điều kiện để sớm đền bù, giải phóng mặt bằng. Chính phủ sẽ giao Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch Đầu tư tìm nguồn để hỗ trợ cho dự án.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”

Công trình doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh hiện đang được gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào sử dụng. Từ đó, đảm bảo chỗ làm việc, nơi ăn ở của cán bộ, chiến sĩ và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao

Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Hy vọng cho đá cầu Huế

Khởi đầu thành công ở giải đấu đầu tiên, đá cầu Thừa Thiên Huế tiếp tục hy vọng sẽ có được những thành tích cao trong năm 2024 này. Đặc biệt hơn khi Thừa Thiên Huế vinh dự được chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Giải vô địch Đá cầu châu Á 2024.

Hy vọng cho đá cầu Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top