ClockChủ Nhật, 19/04/2020 10:16

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 5 năm 2021 - 2025.

12 nước thống nhất giảm thiểu tác động của đại dịch lên kinh tế toàn cầuVai nào cũng trònTăng trưởng kinh tế quý II sẽ chịu tác động mạnh mẽ từ dịch COVID-19Cùng góp sứcỨng viên Tổng thống Joe Biden đưa ra kế hoạch mở cửa lại nền kinh tếTăng độ đàn hồi cho “lò xo” kinh tếNgười tiêu dùng là động lực khôi phục nền kinh tế ASEAN

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (các bộ, cơ quan trung ương và địa phương) triển khai xây dựng kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025, đồng thời tiến hành xây dựng chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025 để phê duyệt, triển khai thực hiện ngay khi kế hoạch 5 năm được cấp có thẩm quyền thông qua, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

Bối cảnh xây dựng kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025, bao gồm nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro của bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH; Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025; mục tiêu hướng đến năm 2025 của bộ, cơ quan trung ương và địa phương; Mục tiêu chủ yếu và một số cân đối lớn, trong đó: phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của cả nước bình quân 5 năm 2021 - 2025 tăng khoảng 7% đối với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, căn cứ tình hình thực tế xây dựng tốc độ tăng trưởng của ngành, lĩnh vực và địa phương, xây dựng phương án tăng trưởng hợp lý và phù hợp; một số chỉ tiêu cơ bản và đề xuất một số chỉ tiêu cơ bản của bộ, ngành và địa phương cho giai đoạn 2021 - 2025...

Trên cơ sở các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ chủ yếu, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cụ thể hóa các cơ chế, giải pháp, chính sách để thực hiện thành công kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025. Cơ chế, giải pháp, chính sách phải bảo đảm sự thống nhất về các nguyên tắc, mục tiêu chung, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tiễn và trình độ phát triển của từng ngành và từng địa phương.

Theo nhandan.com.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Góp phần xây dựng cổng trường an toàn

Hình ảnh nhiều phụ nữ, đoàn viên thanh niên, cựu chiến binh tổ chức kẻ vẽ nơi đậu xe cho phụ huynh trước các cổng trường được nhiều người tấm tắc khen. Dù chỉ là những việc làm nhỏ, nhưng góp phần làm cho cổng trường thực sự là nơi an toàn đối với học sinh.

Góp phần xây dựng cổng trường an toàn

TIN MỚI

Return to top