ClockThứ Hai, 12/08/2019 18:09

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và đầu tư công miền Trung - Tây Nguyên: Nhiều vấn đề cần tháo gỡ

TTH.VN - Ngày 12/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phối hợp với UBND tỉnh tổ chức hội nghị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2020, giai đoạn 2021-2025 các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung- Tây Nguyên...

Chậm cũng lo mà năng lực nhà thầu yếu cũng loThủ tướng chỉ thị lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025Đề xuất bổ sung 2 dự án vào kế hoạch đầu tư công trung hạnĐiều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạnKhẩn trương xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạnMột số dự án phải đánh giá tác động môi trường

Tham dự của các ông: Nguyễn Đức Trung, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT; Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh...

Tăng trưởng khá cao so với cùng ky

Công trình Bến số 2 cảng Chân Mây đang thi công

Theo Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ (Bộ KH&ĐT), kinh tế 14 tỉnh miền Trung đang đồng loạt khởi sắc. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm ước đạt khoảng 8,05% cao hơn bình quân chung cả nước. Trong đó, có 8/14 địa phương tiêu biểu như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Phú Yên, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị…

Báo cáo từ các địa phương, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 6,950 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2018. Thu ngân sách Nhà nước ước đạt cao nhất từ trước đến nay, đạt trên 57% dự toán Trung ương giao. Vùng có 3 địa phương giải ngân trên 60% kế hoạch là Thanh Hóa, Nghệ An và Phú Yên. Riêng vùng Tây Nguyên, tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ đạt 7,3%. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn là 12.630 tỷ đồng, đạt 52% kế hoạch năm.

Ông Nguyễn Đức Trung, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT đánh giá, các chỉ tiêu về thu, chi ngân sách, tổng mức lưu chuyển hàng hóa, thu hút đầu tư, số lượng khách du lịch… các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ, có 9/10 chỉ tiêu đạt kế hoạch và vượt kế hoạch đề ra.

Để có được thành quả đó, các tỉnh trong vùng đã chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư Nhà nước, đồng thời, tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài để đảm bảo huy động cao nhất các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Nhiều đề xuất từ các địa phương

Quang cảnh tại hội nghị

Ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa thông tin, tổng kế hoạch vốn ĐTC năm 2019 do tỉnh Thanh Hóa quản lý là 8.662 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hết năm 2019, kế hoạch vốn ngân sách Trung ương mới giao chi tiết cho các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đạt khoảng 61% kế hoạch.

Theo lãnh đạo tỉnh Nghệ An, kết quả giải ngân 6 tháng trên địa bàn tỉnh này đạt 51,45% và là một trong những tỉnh được đánh giá có tỷ lệ giải ngân cao trên cả nước. Dù vậy, hạn mức kế hoạch vốn ODA năm 2019 đã phân bổ cho Nghệ An thấp hơn nhiều so nhu cầu giải ngân thực tế các dự án đang triển khai thực hiện.

Tại hội nghị, lãnh đạo các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đề nghị Bộ KH-ĐT có những cơ chế đặc thù cho những đô thị như TP. Huế, Hội An. “Nếu áp theo các tiêu chí đô thị hiện nay thì Huế không còn là đô thị di sản nữa. Vì vậy,  nên cho Huế có cơ chế đặc thù và có thể làm khuôn mẫu cho các đô thị phát triển theo hướng bền vững, di sản phù hợp”, ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị.

Trong lĩnh vực đầu tư, theo Phó Chủ tịch Phan Thiên Định thì theo Luật Đất đai nói rõ điều kiện đấu giá là đất sạch. Phần lớn các dự án đất không sạch phải đấu thầu theo Nghị định 30 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (NĐT). Tuy nhiên, theo Luật Đất đai thì lại không quy định giao đất, cho thuê đất trong trường hợp này.

“Trước đây tương đối lỏng lẻo, việc đấu thầu theo Nghị định 30 xong sẽgiao đất. Nhưng vừa qua, sau các lần thanh tra, kiểm tra thì các địa phương không dám giao đất mặc dù trước đó đã tiếp đón nhà đầu tư theo nghị định này. Địa phương chúng tôi có hàng loạt dự án đã làm xong thủ tục nhưng không thể nào triển khai được do không thể giao đất. Đây là một vướng mắc vô cùng lớn mà cần nhanh chóng phải tháo gỡ”, ông Định nói thêm.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thông tin, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm - GRDP 6 tháng đầu năm 2019 của Thừa Thiên Huế tăng 6,87% so với cùng kỳ, đứng thứ 5 trong 12 tỉnh miền Trung. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 7.267 tỷ đồng, vượt 1,2% dự toán. Trong 7 tháng đầu năm 2019, đã cấp phép mới 20 dự án với vốn thu hút và tăng thêm, đạt trên 16.500 tỷ đồng…

Lãnh đạo tỉnh cũng nêu một số ý kiến như quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng chưa được xây dựng theo Luật Quy hoạch nên khó khăn cho địa phương trong việc lập quy hoạch tỉnh. Đề nghị cho phép tỉnh xây dựng cơ chế đặc thù về văn hóa, di sản, cảnh quan môi trường để công nhận Thừa Thiên Huế là “Đô thị di sản” - thành phố trực thuộc Trung ương; trong đó lấy Thừa Thiên Huế làm mô hình điểm để làm cơ sở sửa đổi, bổ sung tiêu chí phân loại đô thị so với quy định hiện hành.

Tuyến kè Quảng Công (Quảng Điền) đã cơ bản hoàn thành

Năm 2019- 2020 là năm cuối cùng của kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020, đề nghị Bộ KH&ĐT quan tâm bố trí kế hoạch đầu tư công năm 2020 cho tỉnh là 5.900,2 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn ngân sách Trung ương 1.249,1 tỷ đồng; vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho dự án tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được UNESCO công nhận và di tích quốc gia, đặc biệt cần đẩy nhanh tiến độ 1.500 tỷ đồng (hiện nay chưa bổ sung trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020, đề nghị Bộ KH&ĐT sớm thẩm định bổ sung dự án) và nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương 1.429,5 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đức Trung cùng đại diện các cơ quan Trung ương đã trực tiếp trả lời các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của các địa phương. Trên cơ sở đó, sau hội nghị, các địa phương sẽ hoàn thiện phương án xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội để thúc đẩy kế hoạch giải ngân năm 2019, xây dựng kế hoạch đầu tư công 2020.

Bộ KH&ĐT sẽ xây dựng phương án, kế hoạch năm tới, dự báo các vấn đề đột xuất, phát sinh trong triển khai kế hoạch năm 2020, khó khăn, vướng mắc của các tỉnh, thành phố để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có những giải pháp tháo gỡ cho các địa phương.

Dự án di dời dân cư khu vực 1 Kinh Thành Huế, phần giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 (2019-2020) cho 2.938 hộ, với kinh phí 1.880 tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh đã tiến hành thông báo thu hồi đất, kiểm kê nhà ở, tài sản. UBND tỉnh đề nghị Bộ KH&ĐT sớm thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách Trung ương để sớm triển khai thực hiện dự án. Trong đó, đề nghị bố trí 1.000 tỷ đồng trong năm 2019 và năm 2020 bố trí 500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng chung của kế hoạch đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2016-2020 cho giai đoạn 1 của dự án này.

   Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sứ mệnh của Huế

Kết thúc bài phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc, đặc trưng để hướng đến các giá trị mới, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của Huế
Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

Ngày 5/4, Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp (Đảng ủy Khối) tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 (khóa VII) nhằm sơ kết 5 năm thực hiện Quy định 182 của Đảng bộ Khối về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

TIN MỚI

Return to top