ClockThứ Năm, 27/10/2022 20:40

Xây dựng Khu công nghệ cao cần xác định mục tiêu cụ thể

TTH.VN - Với mục tiêu xây dựng tỉnh thành một trung tâm khoa học và công nghệ của cả nước và khu vực Đông Nam châu Á, dự thảo Đề án Khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế (Đề án) nhận được những góp ý chân thành đến từ các chuyên gia, nhà quản lý.

Số hoá trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng và công nghệ hóa học72 đề tài được báo cáo tại hội nghị Khoa học công nghệ tuổi trẻTrao 12 giải thưởng tại cuộc thi Hue-ICT ChallengeĐưa thành tựu khoa học vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Tham dự hội thảo diễn ra chiều 27/10 có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế  Duy; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ (bên phải) Bùi Thế Duy gợi mở vấn đề tại hội thảo

Gắn liền với sự phát triển của tỉnh

Mở đầu hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, nhiệm vụ xây dựng Đề án Khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế  gắn với việc xây dựng quy hoạch tỉnh và quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế.

Qua Hội thảo, Thừa Thiên Huế mong muốn tiếp thu ý kiến các chuyên gia, đại diện các bộ, ngành liên quan; sự tham gia thảo luận của các doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm trong phát triển hạ tầng và các lĩnh vực trong Khu công nghệ cao.

Theo Giám đốc Sở KH&CN Hồ Thắng, Đề án dựa trên quan điểm phát triển CNC và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNC, nhằm thúc đẩy và góp phần quan trọng thực hiện các định hướng, chủ trương được Bộ Chính trị xác định cho Thừa Thiên Huế.

Dựa vào lợi thế của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên, về nguồn nhân lực KHCN có chất lượng, về vị thế địa lý, về tính đặc sắc văn hóa…để xác định nội dung và tiến độ phát triển CNC và xây dựng Khu CNC tại Thừa Thiên Huế.

Phát triển CNC và Khu CNC không chỉ cho riêng Thừa Thiên Huế, mà theo quan điểm liên kết vùng, phấn đấu góp phần vào sự phát triển chung của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, có sức lan tỏa,  phát triển các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ xứng tầm là trung tâm lớn của miền Trung và cả nước; tạo tiền đề xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025.

Ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực là tất yếu trong thời đại số

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Thanh Bình, dự kiến, đến năm 2025, Khu CNC Thừa Thiên Huế hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu của các dự án quy mô lớn. Giai đoạn 2026 – 2030 phấn đấu có các sản phẩm CNC của tỉnh tham gia thị trường khu vực và quốc tế; thu hút được từ 3 đến 6 doanh nghiệp về CNTT, công nghệ sinh học và ứng dụng CNC trong y dược. 

Cần xác định mục tiêu cụ thể

Tại hội thảo, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện phát triển kinh tế Việt Nam cho rằng, trong thời đại công nghệ số, đề án cần tiếp cận theo phương pháp mới với các cơ chế mới, cách vận hành cũng phải thay đổi.

Ông Trần Đình Thiên nhấn mạnh: “Đầu tiên phải  khảo cứu một cách nghiêm túc kinh nghiệm phát triển các Khu CNC trong và ngoài nước, làm rõ được điểm xuất phát của mình ở đâu, điều kiện hiện tại như thế nào. Cần tạo được hệ sinh thái theo hướng đổi mới sáng tạo gồm: Chính quyền nhà nước với chính sách thân thiện, doanh nhân khởi nghiệp với  định hướng sáng tạo công nghệ cao, có trung tâm nghiên cứu đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, phải thu hút sự tham gia của các quỹ đầu tư, nguồn nhân lực chât lượng cao và cách quản trị khu công nghệ cao phù hợp”.

 PGS.TS Trần Đình Thiên nêu ý kiến tại hội thảo

Đồng quan điềm, bà Phí Thị Hồng Linh (Khoa Kế hoạch và Phát triển, Trường đại học Kinh tế quốc dân) nói: Nguồn nhân lực, các tổ chức KHCN, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo…là những yếu tổ không thể thiếu khi nhắc đến CNC.

Bà Linh đánh giá, trên địa bàn tỉnh đang thiếu những tổ chức KHCN ngoài công lập nên cần cơ chế khuyến khích. Ngoài ra, các tổ chức KHCN chỉ tập trung nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng mà chưa có dịch vụ KHCN nên ảnh hưởng đến chuyển giao KHCN, sẽ tạo khó khăn trong việc phát triển khu CNC cao tại tỉnh.

Băn khoăn về nguồn lực 

Ông Trần Văn Ty, Phó Trưởng ban Quản lý Khu CNC và các khu công nghiệp Đà Nẵng, khi nhắc đến Khu CNC, ông cho rằng, đây là nơi tập trung của 3 nhà: Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp nên cần xem xét cụ thể. Ngoài ra, đề án dẫn chứng các mô hình Khu CNC trong và ngoài nước thì cần phân tích các mô hình đó phương thức hoạt động như thế nào, kinh nghiệm của họ ra sao

Phát biểu đóng góp và gợi mở, Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy đề nghị xem xét tính khả thi của đề án và mục tiêu xây dựng khu CNC của tỉnh để làm gì.

Sau khi dẫn chứng những khu CNC điển hình trên thế giới, ông Duy băn khoăn về nguồn lực xây dựng và phát triển. “Không thể  bỏ qua triết lý chung về phát triển KHCN, khu CNC chỉ là hình thức để đưa KHCN vào dòng chảy phát triển. Đề án này cần có định hướng phát triển KHCN và lộ trình xây dựng khu CNC cụ thể”, ông Duy nhấn mạnh.

Qua các ý kiến, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Nguyễn Thanh Bình cho biết, tỉnh luôn quyết tâm tăng hàm lượng KHCN, biến KHCN trở thành động lực để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bởi KHCN tác động lớn đến các ngành, lĩnh vực. “Chúng tôi xác định, trong giai đoạn hiện nay phải nhìn nhận thực tế, xây dựng đề án phải phù hợp với tình hình của tỉnh hiện tại. Thời gian tới, chúng tôi sẽ điều chỉnh lại đề án, trình các bộ, ngành xin ý kiến”, ông Bình cho biết

Vị trí xây dựng Khu CNC Thừa Thiên Huế nằm ở địa phận xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc. Tổng diện tích là 1.081 ha. Đây là khu CNC quốc gia, đa ngành, dạng mở, dựa vào nguồn lực nội sinh và ngoại sinh, trực thuộc UBND tỉnh.

Bài, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ

Sáng 4/4, diễn giả Nguyễn Trung Dân, Phó giáo sư của Trường đại học Arizona Mỹ có buổi talkshow, chia sẻ với giảng viên, sinh viên và học sinh Trường đại học Khoa học, Đại học Huế với chủ đề “Chip bán dẫn – Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ”

Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ

TIN MỚI

Return to top