ClockThứ Năm, 27/12/2018 14:53

Xây dựng lộ trình thay thế cát lòng sông

TTH.VN - Thông tin từ Sở Xây dựng, Sở đã nghiên cứu, rà soát nguồn nguyên liệu thay thế đối với vật liệu xây dựng thông thường. Trong đó, một số vật liệu có thể sử dụng gồm cát nghiền (cát nhân tạo), đá mi, cát lòng hồ thủy điện, cát nội đồng

Cát pha... cát?Xử phạt gần 50 triệu đồng 8 thuyền khai thác cát sỏi trái phépTăng cường kiểm tra, xử lý khai thác cát, sỏi trái phépVẫn khai thác cát trở lại ở bãi bồi Lương Quán

Khai thác cát lòng sông quá mức gây nhiều hệ lụy

Cụ thể, Thừa Thiên Huế có tiềm năng đá xây dựng lớn gồm các khối granit Khe Băng, Bến Tuần, núi Vôi, Hải Vân với tài nguyên dự báo cấp 334 đến 779 triệu m3. Cát nội đồng có trữ lượng lớn nhưng chưa được sử dụng. Việc xây dựng các hồ thủy điện sẽ có một lượng cát tích tụ trong lòng hồ. Trên địa bàn, trữ lượng cát tại các lòng hồ chưa có số liệu cụ thể và rất có tiềm năng khai thác. Tuy nhiên, việc khai thác cát lòng hồ thủy điện phải có phương án, quy trình, quy phạm khai thác thống nhất giữa chủ khai thác và cơ quan quản lý hồ thủy điện để việc khai thác cát không ảnh hưởng đến vận hành nhà máy thủy điện.

Để hạn chế sử dụng cát lòng sông đồng thời đưa các vật liệu khác thay thế cát lòng sông trong xây dựng, ông Nguyễn Đại Viên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng đề xuất cần yêu cầu các đơn vị thiết kế, chủ đầu tư không sử dụng cát vào việc san lấp mặt bằng, đắp nền đường (trừ một số trường hợp bắt buộc phải xử lý nền đường bằng cát) cho các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến để người dân hạn chế sử dụng cát tự nhiên làm vật liệu san lấp mặt bằng, san nền. Nâng cao năng lực và vai trò trách nhiệm của đơn vị được cấp giấy phép và chính quyền địa phương chịu trách nhiệm đầu tiên về quản lý khai thác cát.

Trước mắt, đề nghị UBND các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc tổ chức rà soát các mỏ cát nội đồng trên địa bàn quản lý, nghiên cứu phương án sử dụng để thay thế một phần cát tự nhiên làm vật liệu xây dựng thông thường.

Cũng theo ông Viên, về lâu dài, kiến nghị sử dụng cát nghiền làm vật liệu thay thế cát xây dựng. Lộ trình cụ thể từ nay đến quý II/2019 hoàn thiện lựa chọn phương án sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên, xây dựng kế hoạch thay thế vật liệu cát xây dựng bằng các loại vật liệu khác.

Quý II/2019 đến quý III/2020 ban hành các chính sách kêu gọi hỗ trợ, kêu gọi đầu tư, phấn đấu xây dựng 1 cơ sở sản xuất cát nghiền và triển khai áp dụng thí điểm tại các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn. Quý IV/2021 sẽ tiến hành đánh giá, nhân rộng mô hình kêu gọi đầu tư để sử dụng cát nghiền làm vật liệu thay thế cát tự nhiên trên địa bàn toàn tỉnh để chế tạo bê tông và vữa xây dựng.

Tin, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 8 NĂM RA MẮT HỢP TÁC MEKONG - LAN THƯƠNG VÀ TUẦN LỄ MEKONG - LAN THƯƠNG NĂM 2024
Chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai giữa các nước Mekong - Lan Thương

LTS: Kỷ niệm 8 năm ra mắt Hợp tác Mekong - Lan Thương và Tuần lễ Mekong - Lan Thương năm 2024, Báo Thừa Thiên Huế giới thiệu bài viết của bà Đổng Bích Du, Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Đà Nẵng về mục tiêu chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai giữa các nước Mekong - Lan Thương.

Chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai giữa các nước Mekong - Lan Thương
DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG BỘ VEN BIỂN:
Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6/2024

Dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An (TP. Huế) đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), tiến độ thi công trên công trường, nhằm hoàn thành công trình vào tháng 3 năm 2025.

Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6 2024
Xây dựng lộ trình giải quyết kiến nghị cử tri

Việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri kịp thời sẽ góp phần quan trọng củng cố niềm tin của Nhân dân đối với chính quyền các cấp. Công tác giám sát vấn đề này đã được Thường trực HĐND tỉnh quan tâm.

Xây dựng lộ trình giải quyết kiến nghị cử tri

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top