ClockThứ Năm, 19/09/2019 21:15

Xây dựng lòng tin trong liên kết sản xuất

TTH - Thời gian gần đây, vấn đề liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nông, lâm, thủy sản được nhắc đến tại nhiều diễn đàn, nhiều địa phương. Hình thức này đang ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân, mà còn tạo điều kiện phát triển nông nghiệp hữu cơ và tham gia vào việc điều tiết cung cầu thị trường.

Liên kết sản xuất là nhu cầu tự nhiên trong nền kinh tế hàng hóa và được các doanh nghiệp áp dụng từ lâu, với nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, với sản xuất nông nghiệp ở nước ta điều này vẫn còn khá mới, nhất là với người nông dân. Bởi với lối sản xuất truyền thống, người nông dân tự thực hiện hầu hết các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Cần gì thì họ tự mua, thuê ở thị trường. Sản phẩm thu hoạch được họ cũng tự bảo quản, chế biến và tiêu thụ có khi thông qua đầu nậu, có khi bán trực tiếp ra thị trường… Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ hiện đại và yêu cầu sản xuất hàng hóa, phương thức sản xuất manh mún, lạc hậu đã không còn phù hợp, thậm chí trở thành lực cản trong phát triển.

Trước yêu cầu phát triển hiện nay, việc hình thành các chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp bước đầu hình thành và từng bước khẳng định hiệu quả. Ở đó không chỉ hình thành các cánh đồng mẫu lớn, trang trại quy mô mà hàm lượng khoa học công nghệ cũng nhiều hơn, việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm cũng thuận lợi hơn. Ngay trên địa bàn Thừa Thiên Huế, nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp với HTX và nông dân cũng đã được triển khai. Điển hình là Tập đoàn Quế Lâm với các mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ, chăn nuôi lợn hữu cơ theo chuỗi giá trị với các HTX nông nghiệp, hộ dân trên địa bàn đem lại hiệu quả thiết thực cho cả doanh nghiệp và nông dân. Ở mối liên kết này, doanh nghiệp đóng vai người cung cấp từ con, cây giống, thức ăn, phân bón đến kiểm soát quy trình chăn nuôi, chăm sóc và đảm nhận khâu bao tiêu sản phẩm. Người nông dân chỉ tập trung khâu sản xuất, chăn nuôi đúng quy trình hướng dẫn, không còn phải lo sự bấp bênh của đầu vào lẫn đầu ra của sản phẩm. Trong chuỗi liên kết này, cả hai phía là đối tác bình đẳng và đặt chữ “tín” hàng đầu, nếu không chuỗi liên kết sẽ lập tức bị phá vỡ.

Nhắc đến chuyện này, tôi vẫn còn nhớ chuyện doanh nghiệp hợp tác với người trồng ớt ở Phong Điền, nhưng khi ớt chín doanh nghiệp lại mất hút, nông dân dở khóc dở cười. Ở chiều ngược lại, từng có chuyện tranh mua, tranh bán mía ở các tỉnh phía Nam. Để phát triển vùng nguyên liệu, nhà máy ứng vốn để nông dân mua cây giống, phân bón nhưng khi giá mía lên cao, người dân bán cho các đầu nậu, mặc nhà máy thiếu nguyên liệu và khoản ứng trước không biết khi nào thu hồi được.

Ở góc độ khác, một yêu cầu của chuỗi liên kết là việc tuân thủ các công đoạn liên kết sản xuất mới có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chẳng hạn như việc nuôi tôm trên cát ở Phong Điền, muốn liên kết với Công ty cổ phần CP đứng chân trên địa bàn thì người nuôi phải tuân thủ quy trình nuôi của doanh nghiệp và phải sử dụng con giống, thức ăn do doanh nghiệp cung cấp. Thức ăn, con giống có kiểm soát chất lượng tất nhiên giá cả cũng sẽ cao hơn thị trường tự do, nếu người nông dân không chấp nhận tham gia vào khâu này thì mối liên kết sẽ không thể tồn tại.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, nhất là nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ ngày càng cao thì việc liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị trở thành tất yếu khách quan của thế giới và Việt Nam. Nền tảng của chuỗi liên kết này được ràng buộc chặt chẽ giữa doanh nghiệp với nông dân và người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm, với sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Minh Hoàng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”

Công trình doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh hiện đang được gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào sử dụng. Từ đó, đảm bảo chỗ làm việc, nơi ăn ở của cán bộ, chiến sĩ và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao

Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top