ClockThứ Sáu, 11/12/2020 06:30

Xây dựng phương án phòng chống thiên tai sát với thực tế

TTH.VN - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, bên cạnh tập trung nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, việc giảm thiểu tác hại do thiên tai và bảo đảm an toàn sinh mạng của người dân là yêu cầu cấp thiết và lâu dài.

Châu Á có nguy cơ tổn thất 8,5 nghìn tỷ USD hàng năm do biến đổi khí hậuBiến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa lớn hơn COVID-19Cuộc bỏ phiếu về biến đổi khí hậu cho toàn thế giới

Trước diễn biến phức tạp của đa thiên tai, tình trạng sạt lở núi ngày càng phổ biến

Dự báo, cảnh báo thiên tai là yêu cầu cấp bách

Những tháng cuối năm 2020, Thừa Thiên Huế phải đương đầu, gánh chịu tác động nặng nề do bão, lũ, lụt. Cụ thể, trên địa bàn chịu ảnh hưởng trực tiếp nhiều cơn bão và hoàn lưu của bão số 5, 6, 7, 8, 9, 13, làm chết 36 người, mất tích 12 người, bị thương 150 người. Đặc biệt, tại khu vực Thủy điện Rào Trăng 3 xảy ra sạt lở đất nghiêm trọng làm 13 cán bộ Đoàn Công tác tìm kiến cứu hộ, cứu nạn (CHCN) hy sinh và mất tích 17 công nhân. Mưa bão dồn dập làm thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng.

Qua các sự cố thiên tai nói trên, lãnh đạo tỉnh khẳng định trong công tác phòng chống thiên tai, phương châm “4 tại chỗ” được phát huy có hiệu quả. Ngoài ra, phương châm thứ 5, đó là “tự quản tại chỗ” trong thời gian bão lụt được phát huy và giảm thiểu thiệt hại về người. Công tác CHCN được xem là nhiệm vụ đặc thù thực hiện trong điều kiện đặc biệt khó khăn về thời tiết cũng như địa hình. Tỉnh có đội ngũ tìm kiếm CHCN chuyên nghiệp về việc tổ chức, lực lượng, trang thiết bị đặc thù, có thể tranh thủ những “thời điểm vàng”, phối hợp với các lực lượng trong công tác tìm kiếm CHCN.

Trước diễn biến đa thiên tai khó lường, tác động sâu rộng và để lại hậu quả nghiêm trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, công tác dự báo, cảnh báo là yêu cầu cấp bách nhằm chủ động phòng, tránh ảnh hưởng của thiên tai. Đồng thời, đề nghị Chính phủ có đánh giá thấu đáo về sự tàn phá của thiên tai, bão lụt và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, tăng cường thông tin cho chính quyền và người dân. Từ đó, đề ra chiến lược phòng chống thiên tai trong giai đoạn mới, tiếp tục điều tra, đánh giá, nghiên cứu để phục vụ công tác dự báo, cảnh báo và các giải pháp lâu dài cho việc phòng tránh tác động những hình thái thiên tai mới nhưng có xu thế xuất hiện ngày càng nhiều với tần suất càng cao như lở núi, lũ ống, lũ quét tại miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. 

Tăng cường nguồn lực

Nhấn mạnh hậu quả do thiên tai gây ra sẽ còn nhiều tổn thất, ảnh hưởng lớn và lâu dài đến phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, bên cạnh tập trung nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, việc phải giảm thiểu những tác hại do thiên tai, ảnh hưởng bất lợi lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an toàn sinh mạng của người dân là yêu cầu cấp thiết và lâu dài.

Để chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa, tìm kiếm cứu nạn trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ đạo các cấp, các ngành cần tập trung xây dựng các phương án sát với tình hình thiên tai, bão lũ theo như kế hoạch phòng thủ dân sự của tỉnh, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị của Ban Bí thư, của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Quân khu, của UBND tỉnh đối với công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm CHCN.

Cùng với đó, thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanh tra các công trình có nguy cơ bị sạt lở để có phương án ngăn ngừa, cảnh báo, nhất là ở các địa bàn ven biển, vùng thấp trũng, vùng đồi núi, ven sông suối có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt. Khi xảy ra sự cố nhanh chóng tham mưu Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn Trung ương thành lập ngay sở chỉ huy tiền phương để chỉ đạo, ứng cứu kịp thời, nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đồng thời, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, bảo đảm nguồn lực đầy đủ, phát huy hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” trong thực hiện công tác tìm kiếm, CHCN.

“Ngoài thường xuyên tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập cho các lực lượng làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa và tìm kiếm CHCN, tỉnh sẽ ưu tiên bố trí kinh phí để xây dựng các khu tái định cư phục vụ cho việc di dời dân từ những vùng có nguy cơ sạt lở núi, bờ sông, bờ biển, lũ ống, lũ quét...Tăng cường nguồn lực về phương tiện, thiết bị, lực lượng chuyên nghiệp bảo đảm các yêu cầu cơ bản trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm CHCN”- Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định.

Trước những trận mưa bão, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thường phát thông báo về cảnh báo các vị trí có nguy cơ trượt lở đất đá, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh để chính quyền và Nhân dân địa phương chủ động theo dõi, phòng ngừa, ứng phó với sự cố thiên tai. Đồng thời, yêu cầu các chủ đập, đơn vị quản lý khai thác, các chủ đầu tư công trình thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh phải thường xuyên kiểm tra khu vực lòng hồ, ven hồ và đầu mối công trình để đảm bảo an toàn. 

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn
Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô

Nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN), phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tổ chức nạo vét kênh mương, hệ thống thủy lợi, xây dựng lại cơ cấu cây trồng để thích ứng kịp thời trong điều kiện khô hạn và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho từng vùng đất.

Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô

TIN MỚI

Return to top